Friday, June 30, 2017

[PDF] Cờ tàn - Trần Sang


Trong quyển sách nhỏ này, chúng tôi biên soạn lại một số cục cờ tàn thông dụng nhắm giúp cho các bạn chơi cờ nghiên cứu trau dồi thêm kỹ thuật kết thúc một ván cờ.
Toàn bộ gồm 15 chương, trình bày từ đơn giản tới phức tạp, đề cập đến tát cả các quân chiến như tốt, mã, pháo, xe. Đây là những kinh nghiệm rất phong phú đã được làng cờ tích lũy qua nhiều năm thể hiện trong thực tiễn giao đấu đã được chọn lọc, nghiên cứu, cô đúc lại thành những nguyên tác cơ bản có tác dụng rất lơn trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật của những người chơi cờ.
Vấn đề khá rộng đòi hỏi nhiều công phu nghiên cứu. Bước đầu nghiên cứu thường gặp nhiều khó khăn, nhưng càn đi sâu nghiên cứu càng thấy hấp dẫn và thích thú. Trên cơ sở những điều cơ bản, các bạn thu nhặt được, các bạn sẽ sáng tạo ra thêm nhiều điều mới mẻ và thâm thúy khác, góp phần tích cực vào ciệc phát triển kỹ thuật chơi cờ. Đó là điều mong mỏi lớn nhất của người biên soạn quyển sách con này. Nhưng điều cần hêt sức chú ý là chúng ta không nên máy móc cứng nhắc trong khi áp dụng những điều nêu trong sách. Nghệ thuật chơi cờ đòi hỏi tính minh mẫn và sáng tạo không ngừng. Muốn thắng trận, cần có một trình độ kỹ thuật nhất định, cần có nhiều kinh nghiệm giao đấu: trong quá trình diễn biến của một ván cờ, nhất là về tàn cuộc, thực tế chứng minh rằng từng vị trí của mỗi quân cờ đều có giá trị chiến thuật nhất định, nếu ta chịu khó quan sát, xét đoán tinh tường, phân tích tổng hợp và sâu sắc toàn bộ vị trí chiếm lĩnh của quân ta, thì có rất nhiều trường hợp ta có thể ta ra được những trận thế (gọi là cục) tiến công hoặc phòng ngự rất hay.
Rất mong quyển tài liệu nhỏ này có thể giúp các bạn một phần trong việc thực hiện mục đích đó.
- TRẦN SANG -

Link tải: [PDF] Cờ tàn - Trần Sang

Thursday, June 29, 2017

Trương Đăng Quế (quan nhà Nguyễn 03/12/1793 – 03/1865) thắng sứ thần nhà Thanh (Trung Hoa) trong 2 trận giao đấu cờ tướng tại hành cung Thăng Long (Hà Nội) năm 1842 và Kinh đô Phú Xuân (Huế) năm 1849.

Đả tự: Nguyễn Thanh Hiệp từ www.hieponly.com

Trương Đăng Quế sinh ngày 01/11 năm Quý Sửu (03/12/1793) tại làng Mỹ Khê huyện Bình Sơn (nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh), tỉnh Quãng Ngãi. Tiên tổ của ông người huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Lê Hy Tông thứ 10 (1622), tổ đời thứ 6 là Trương Đăng Tường và Nam, làm quan đến Cai quản, tước Nham Lĩnh bá. Nhân thế, ông Trường làm nhà ở làng Mỹ Khê. Trải qua 4 đời truyền nối làm quan, đến đời cha ông Quế là Trương Đăng Phác, làm tri phủ cho triều Tây Sơn. Vợ ông Phác là bà Đỗ Thị Thiết, sinh hạ được 8 người con (4 trai, 4 gái), trong đó Trương Đăng Quế là người con thứ 5.
Thuở nhỏ, Trương Đăng Quế có tiếng là văn hay. Năm 1901, khi ông lên 8 tuổi thì cha mất. Tuy nhiên, nhờ chăm học, năm Gia Long thứ 18 (Kỷ Mão, 1819), ông đỗ Hương tiến (tức Cử nhân, đây là học vị cao nhất lúc bấy giờ). Theo sử nhà Nguyễn thì ông chính là người “đầu tiên” ở Quảng Ngãi đạt học vị này.
Trương Đăng Quế tự: Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt hiệu: Quảng Khê; là danh thần trải 4 triều: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Trong 43 năm làm quan ông có 20 năm giữ trọng trách lớn (có 2 lần nhận di chiếu tôn phò vua mới). Ngoài ra, ông còn là nhà thơ, nhà sử học, danh thủ cờ tướng, là thầy học của vua Thiệu Trị và một số quý tộc nổi tiếng khác, trong đó có Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương.
Ông được chọn giao đấu cờ tướng với sứ thần nhà Thanh là Bảo Thanh tại hành cung Thăng Long vào năm 1842 (Thiệu Trị năm thứ 2).
Sau khi lên ngôi, Tự Đức phong ông là Công chính điện đại học sĩ, tấn phong tước Tuy Thạnh Quận Công. Năm Tự Đức thứ 2(1849), bắt đầu đặt viện Tập hiền, Trương Đăng Quế được cử làm Kinh diên giảng quan. Cũng vào năm ấy tại Kinh đô Phú Xuân (Huế) lại diễn ra trận giao đấu cờ tướng giữa Trương Đăng Quế và Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh.
Năm 1860, Trương Đăng Quế xin nghỉ hưu. Sau, Trương Đăng Quế còn dâng sớ mấy lần nữa, vua Tự Đức mới thuận cho ông về nghỉ hẳn tại quê nhà vào tháng 3 (âm lịch) năm 1863.
Sau đây là một số ván cờ điển hình của danh kỳ Trương Đăng Quế.

Ván 1: Trương Đăng Quế (tiên thắng) Bảo Thanh sứ thần nhà Thanh (Hành cung Thăng Long, Hà Nội, năm 1842)




Ván 2: Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh tiên bại Trương Đăng Quế (Kinh đô Phú Xuân, Huế, năm 1849)



Tháng 2 âm lịch năm Ất Sửu (1865), Trương Đăng Quế lâm bệnh nặng mất ở tuổi 72. Nghe tin, nhà vua cho nghỉ triều 3 ngày, truy tặng ông hàm Thái sư, ban tên thụy là Văn Lượng, cho khắc lên bia mộ dòng chữ: Lưỡng triều cố mệnh lương thần Trương Văn Lượng chi mộ (nghĩa là mộ của bề tôi giỏi chịu mệnh tiên đế phó thác qua hai triều là Trương Văn Lượng).
Chúng ta đã được chứng kiến ván cờ của vua Lê Hiến Tông thắng sứ thần nhà Minh cuối thế kỷ 15 (1499), giữ được quốc thể. Ba thế kỷ rưỡi sau đó ta lại được chứng kiến 2 ván cờ của Trương Đăng Quế, một vị quan xuất sắc của 4 đời vua Nguyễn, thắng sứ thần nhà Thanh ở giữa thế kỷ 19 (năm 1842 và 1849), giữ được thể diện nước nhà. Ông mất đi nhưng để lại cho đời sau 2 ván cờ bất hủ mà con cháu còn lưu giữ được, cùng với ván cờ của vua Lê hiến Tông, chúng đã trở thành 3 ván cờ tướng thi đấu quốc tế sớm nhất, có ý nghĩa nhất trong lịch sử cờ tướng Việt Nam.

Wednesday, June 28, 2017

Lê Hiến Tông (Nhà vua Lê, 1497 – 1504) – Thắng sứ thần nhà Minh (Trung Hoa) trong trận giao đấu cờ Tướng tại Kinh đô Thăng Long năm 1499



Lê Hiến Tông (Nhà vua Lê, 1497 – 1504) – Thắng sứ thần nhà Minh (Trung Hoa) trong trận giao đấu cờ Tướng tại Kinh đô Thăng Long năm 1499

Lê Hiến Tông, nhà vua thứ 6 của nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ năm 1497 đến 1504. Ông có tên húy là Lê Tranh, sinh ngày 10/8 năm Tân Tỵ, năm 1461, tại kinh thành Thăng Long, tức Hà Nội, Việt Nam. Lê Tranh là con trưởng của Lê Hiến Tông, mẹ là Trường Lạc Thánh Từ Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Hằng, con gái thứ 2 của Trình Quốc Công Nguyễn Đức Trung.
Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) là một người giỏi cầm – kỳ - thi – họa đã từng có 2 bài thơ nổi tiếng về cờ tướng, từ đó tình yêu đối với bộ môn cờ tướng đã ảnh hưởng sâu sắc đến vua Lê Hiến Tông sau này.
Năm 1497, sau khi vua cha Lê Thánh Tông qua đời, Hoàng thái tử Lê Tranh lên ngôi, lấy hiệu là Cảnh Thống. Lê Hiến Tông là một vị vua thông minh, nhân từ và ôn hòa. Thường sau khi bãi triều, Hiến Tông thường ra ngồi nói chuyện với các quan. Ai có điều gì phải trái, ông nhẹ nhàng khuyên bảo, chứ không gắt mắng bao giờ.
Ông là người chú trọng chăm sóc, bảo vệ đê điều, đào sông, khai ngòi, đắp đường, trông coi việc nông trang làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm,…ông chú ý đến giáo dục quan lại chống thói quan liêu và tham nhũng. Những việc chính trị đều như thời Hồng Đức chứ không có gì thay đổi cả.
Lê Hiến Tông là ông vua thông minh, nhanh nhẹ, học rộng, không những giỏi về trị quốc, bình thiên hạ mà còn hay trong thú vui tao nhã, trong đó có cờ tương (tứ kỳ trong 4 thú chơi cầm – kỳ - thi – họa).
Tháng 12 năm Kỷ Mùi (1499) nhà Minh sai hai đoàn sứ, đoàn thứ nhất do Từ Ngọc dẫn đầu sang làm lễ viếng Lê Thánh Tông và đoàn sứ thứ 2 do Lương Chừ, Vương Chuẩn mang sắc phong cho vua Lê Hiến Tông. Năm ấy, tại Kinh đô Thăng Long diễn ra trận giao đấu cờ tương lịch sử giữa vua Lê Hiến Tông và sứ thần nhà Minh.
Trận đấu này diễn ra trong sân rồng Hoàng thành Thăng Long., vua Lê vốn người giỏi cờ, song còn có sự trợ giúp của mọt người lính cao cờ là Vũ Huyên, quê ở làng Mộ Trạch, huyện Đường Hào (nay là huyện Bình Giang), tỉnh Hải Dương. Kết quả là vua Lê đã thắng sứ thần Trung Hoa.
Sau đây là một trong ba ván cờ giao đấu giữa vua Lê Hiến Tông và sứ thần Trung Hoa.



Sau khi vua Lê trở về cung, sứ thần nhà Minh là Lương Trừ bảo với Đông các đại học sỹ Bùi Nhân nhà Lê rằng: “Hôm nay được thấy quốc vương tuổi đã lớn, thực là tướng thánh nhân, thực là tướng trường thọ, quả là phúc lớn của sinh linh phương Nam. Sao mà học rộng và ứng tiếp mọi việc nhanh chóng, mẫn tiệp đến thế”. Rồi cứ trầm trồ khen ngợi mãi không thôi. Trong lịch sử bang giao thời phong kiến nước ta, chưa có vị vua nào lại được sứ thần phương Bắc mến mộ, khen ngợi nhiều như vua Lê Hiến Tông, vị Hoàng đế thứ 6 của nhà Hậu Lê.
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có đoạn nhận xét về Lê Hiến Tông như sau:
“Vua thiên tư anh minh thông tuệ, giữ vận thịnh trị, thái bình, mới trong khoảng 7 năm mà thiên hạ bình yên, xứng đáng là một bậc vua giỏi giữ cơ đồ, thế mà ở ngôi không lâu, tiếc thay”.
Trông những năm vua Lê Hiến Tông trị vì, đất nước bình yên không loạn lạc. Năm 1504, Lê Hiến Tông lâm bệnh nặng và mất ngày 23/5 năm Giáp Tý, tại điện Đồ Trị (Kinh đô Thăng Long), thọ 44 tuổi. Ông mất đi nhưng đã để lại cho làng cờ tướng nước ta một ván cờ lịch sử vừa mang ý nghĩa quốc gia, vừa mang ý nghĩa quốc tế, đồng thời đay cũng là ván cờ sớm nhất trong lịch sử cờ tướng Việt Nam được ghi chép lại, diễn ra vào cuối thế kỷ 15.

Tuesday, June 27, 2017

Bình luận: Đơn mã có thắng đơn tượng? (4 ván minh họa)

Bao gồm 4 ván đơn mã thắng đơn tượng kèm theo một số yêu quyết, lưu ý để các bạn tự đưa ra nguyên tắc cho mình và tự tin hơn khi gặp hình cờ tương tự.

Bình luận: Mã thắng đơn sĩ (2)

Sử dụng kết quả 2 định thức ở video trước áp dụng cho ván này, thắng trong mọi trường hợp.

Tuesday, June 20, 2017

Quy trình học tập cờ tướng dành cho người mới bắt đầu

Quy trình học tập cờ tướng dành cho người mới bắt đầu

(trích dịch từ sách "Người mới học - đường vào cờ tướng" tác giả Đặc cấp đại sư Lưu Điện Trung)

bản gốc tiếng TQ, quytrinhhoccotuong.doc

bản dịch, quytrinhhoccotuong.pdf

Môn cờ tướng là môn có khá nhiều biến hóa hàm chứa, muốn học cờ tướng tốt, tất nhiên cần có kinh nghiệm và thời gian, đối với bất kì vấn đề nào, đều phải trải qua quá trình tìm hiểu: từ lúc chưa hiểu mấy, đến lúc hiểu kha khá. Trong quá trình đó, tất nhiêu phải tiêu phí thời gian và sức khỏe, như người ta thường nói: phải trồng cây mới có thể hái quả. Nếu nôi dung học tập theo thứ tự hợp lí, lại có phương pháp thích hợp, thì hiệu quả thu đượclà trong tầm tay: tốc độ tiến bộ nhanh chóng, thậm chí học 1 mà biết 2, 3.

Người mới học thường có câu hỏi: Nên học cái gì trước, cái gì sau? Học cái gì thì có hiệu quả thực tế nhất? Những vấn đề này đúng là rất cần thiết giải đáp.

- Nếu bạn chưa từng học cờ, mong bạn theo thứ tự các giai đoạn học tập và nội dung học tập đã sắp xếp lần lượt dưới đây.

- Nếu bạn đã có thời gian nghiên cứu học tập nhất định, thì cũng có thể tự mình đối chiếu thứ tự này với năng lực và quá trình học tập của bản than, để học cao lên nữa.

A. Giai đoạn nhập môn:

1. Đầu tiên nên hiểu đại khái về lịch sử cờ tướng. Học tập và năm vững cách đi quân cờ, hiểu sơ lược về phán định kết quả: thắng (ăn tướng)-thua(bị ăn tướng)-hòa (không ai có khả năng ăn tướng của ai) Biết kí hiệu khi ghi chép ván cờ-để tự mình xem sách, hiểu các tri thức cơ bản, thông thường.

2. Học tập các cách chiếu hết cơ bản và các mẫu cờ tàn thực dụng cơ bản (đơn giản, rõ ràng nhất). Hiểu được lí do mỗi nước đi (khả năng phân tích đơn giản) trong các mẫu chiếu hết và các mẫu cờ tàn cơ bản.

3. Biết phân biệt các loại các cách bày trận, nắm phương pháp, lựa chọn các loại bố cục cơ bản thường gặp để học tập. Nắm được: phương pháp lí luận cơ bản của bố cục, các chiến thuật cơ bản cùng với các đòn chiếu hết cơ bản và thực dụng.

4. Từ các mẫu chiếu hết trong trung cục, học tập chiến lược và chiến thuật trung cục, tiến tới hiểu được nguyên tắc chiến thuật và lí luận cơ bản của trung cục.

5. Xem đấu cờ hoặc học tập ván cờ của danh thủ, thông qua phân tích, bình luận của cao thủ mà học các cách vận dụng kĩ chiến thuật của họ.

6. Tiến hành luyện tập thực chiến (với sự kết hợp những gì đã học: tàn cục, sát pháp, trung cục, bố cục) Hình thức luyện tập có thể là xa luân chiến (vòng tròn, đánh với nhiều người) hoặc một đối một, hoặc chơi với cao thủ (cao thủ đánh đồng loạt với nhiều người đang học cờ) v.v… Nắm được các hình thức và yêu cầu của các giải thi đấu. Nếu có điều kiện thì tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ chơi cờ, và thành thạo ghi chép biên bản. Từng bước tập luyên khả năng nhớ ván cờ và khả năng phân tích lại ván cờ. (để rút kinh nghiệm)

B. Giai đoạn củng cố và nâng cao:

1. Bắt đầu học tập các các chiếu hết (sát pháp) hơi phức tạp. Rồi độc lập giải các hình chiếu hết trong sách cổ. Từng bước rèn luyện khả năng tính nhẩm. Học tập và xem xét các mẫu chiếu hết trong thực chiến. Thành thục thứ tự và nắm vững điều kiện xảy ra sát cục-bồi dưỡng cảm giác sát cục.

2. Tiếp tục học sâu vào cờ tàn, với hình thức học theo từng chuyên đề nhỏ với các mẫu thắng-hòa thực dụng. Học tập cờ tàn của danh thủ, từng bước hệ thống hóa cờ tàn.

3. Căn cứ đặc điểm bản thân (điều kiện và xu hướng yêu thích) mà chọn lấy 3 hoặc 5 loại hình bố cục (đi trước và đi sau). Từ việc bắt chước sử dụgn các nước đi mẫu vào thực chiến để làm quen với bố cục, mà biết được bản thân thích hợp nhất với loại nào để chọn học sâu. Mỗi loại bố cục đều có chiến lược và chiến thuật tương ứng để vận dụng, tạm thời nên học theo loại bố cục phù hợp với cá tính của mình, như thế, thuận lợi hơn trong việc áp dụng kĩ, chiến thuật

4. Tiếp tục học các chiến thuật hơi phức tạp của trung cục, kết hợp với thực chiến để nắm bắt lí luận trung cục. Nghiên cứu đối sách và phương pháp tính toán. Lưu ý giải quyết các vấn đề quá độ khi chuyển giao các giai đoạn: từ bố cục sang trung cục, từ trung cục sang tàn cục (đặt mục đích phù hợp với điều kiện thực tế trên bàn cờ và cố gắng đạt mục đích). Từng bước bồi dưỡng năng lực kết hợp tư tưởng chiến lược với ý thức, cảm giác chiến thuật.

5. Quá trình học tập bố cục, nên kết hợp với bổ sung thực chiến, tốt nhất là thực chiến nghiêm cẩn theo yêu cầu giống như đấu giải cờ (giải cờ 2 người, hoặc nhiều người) Cũng có thể thử tập chơi cờ nhanh. Qua đó hiểu rõ hơn về luật cờ, cách thức đặc điểm của việc tham gia thi đấu. Đấu xong có thể cùng nhau xem lại ván cờ, từng bước tiến hành tự tổng kết và học tập (các vấn đề chiến lược chiến thuật, tâm lý và kĩ xảo)

6. Gắng học thêm một số ván cờ của danh thủ thực chiến. Để hiểu them về tâm lí thi đấu, cách nghĩ chiến lược và cách thực hành các đòn chiến thuật.

Trên đây là chúng tôi dựa vào kinh nghiệm dạy cờ nhiều năm mà sắp xếp 2 giai đoạn đầu của quy trình học cờ dành cho những người mới học cờ. Người mới học có thể tùy theo trình độ bản thân, mức độ hứng thú với việc rèn luyện cờ mà lựa chọn và sắp xếp cách học. Nhưng nhất định chú trọng thứ tự: từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, chú trọng cơ sở, nguyên tắc áp dụgn từng giai đoạn và nguyên tắc toàn cục. Dựa vào quy trình đã nói trên học lấy một ít kiến thức cơ sở, tự kiểm tra mình đã có đủ cơ sở kiến thức chưa, bởi vì việc phát triển đến trình độ cao thâm, rất phụ thuộc vào kiến thức cơ sở.

C. Đánh cờ thực chiến

Thực chiến là cách chính để nâng cao sức cờ, trong thực chiến có cả học tập và rèn luyện, chỉ có dựa vào thực chiến mới có thể đào sâu, lí giải, tiêu hóa và hấp thụ nội dung của sách vở. Cũng chỉ có qua nhiều lần thực chiến, mới có thể từng bước trực tiếp tích lũy kinh nghiệm và kiến thức hữu ích, mới có thể xóa bỏ bệnh lí thuyết suông. Trong khi thực chiến, người mới học nên chú ý mấy vấn đề sau:

- Số lượng ván cờ hợp lí, quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng tới việc nâng cao sức cờ. Đánh quá ít thì không thể kịp thời ấn chứng sở học (gồm tri thức và lí luận), lại còn làm giảm bớt hứng thú học cờ, quan trọng hơn cả là thiếu sót về rèn luyện, ảnh hưởng trực tiếp đến những tích lũy về kinh nghiệm. Đánh cờ quá nhiều, thường lại do quá hứng thú mà muốn đánh, khi đánh cờ sẽ chỉ muốn đánh nhiều ván và đánh nhanh mà không chịu suy nghĩ, như thế thì không chỉ vô ích trong việc nâng cao, mà còn nuôi dưỡng bệnh tùy tiện khi đánh cờ (và cả khi suy nghĩ-thế mới nguy hiểm), còn không bằng từ từ dần dần, đánh ván nào nghĩ kĩ ván đó.

Theo tình huống thông thường, thiếu nhi có thể đánh 150-180 ván mỗi năm cũng được, người lớn thì 120-150 ván mỗi năm là thích hợp.

- Phải chú ý chất lượng ván cờ, đầu tiên, tình độ đối thủ không nên khác biệt nhiều so với trình độ của mình, họ hơi giỏi hơn một chút là tốt nhất, trình độ gần nhau tiện cho giao lưu, có ích cho việc cùng nhau tiến bộ; để chất lượng đánh cờ đạt hiệu quả cao và giữ được hứng thú, phải tránh đối thủ trình độ cách quá xa. Tiếp theo, bất kể đối thủ cao hay thấp, tại mỗi nước cờ, mỗi ván cờ phải nhìn nhận trách nhiệm với kết quả thắng-bại, chỉ có như thế, thì khi lâm trận, đầu óc mới hoạt động hết công suất-có ích cho rèn luyện và nâng cao. Đánh cờ chất lượng, thì kiến thức và sở học mới được kiểm nghiệm chặt chẽ, mới đạt được mục đích thực sự của lí giải và hấp thukieesn thức.

- Đánh cờ xong phải kịp thời xem lại, tổng kết chính xác được mất; cho dù đối với kì thủ trình độ cao thì đây cũng vẫn là một kĩ thuật luyện tập rất là quan trong. Muốn xem lại thì tất nhiên cần ghi chép, ghi chép trong khi đánh cờ hoặc sau khi đánh cờ nhớ lại mà chép đều được, chỉ yêu cầu không được sai nhầm thứ tự nước đi. Ván cờ dù thắng hay thua, cũng đều cần phải xem lại. Nếu là ván thắng, thì không những tổng kết kinh nghiệm để lần sau phát huy, mà còn cố sức tìm kiếm nước cờ chưa mạnh tuyệt đối. Nếu là ván thua, đương nhiên xem lại tìm sai sót, mà cần ghi nhớ để khi tiến bộ sẽ đánh lại.Như thế, ấn tượng mới sâu sắc - dễ nhớ, dễ hiểu và hấp thu. Mới có thể qua mỗi ván cờ mà tiến mỗi bước..

- Khi xem lại, tự mình phải công bằng khách quan, nhìn nhận chính xác sự việc để phân tích biện chứng, trọgn điểm là từ phương pháp tư duy, lí luận, tính toán mà tìm được tính quy luật của vấn đề, không chỉ dựa vào mỗi nước cờ hay hoặc dở, chiến thuật thi hành được hay mất.Tốt nhất có điều kiện nên mời cao thủ giúp đỡ phân tích, chỉ cho chỗ xấu-tốt, được-mất, như vậy sẽ biết ta còn sai sót chỗ nào, tiện cho việc nâng cao. Kết hợp ván cờ của mình, với tham khảo đối chiếu các kì phổ liên quan của cao thủ, hoặc ít nhất cũng tìm được sách chuyên môn về bố cục hoặc tàn cục để thấy được những chỗ cần sửa chữa trong cách đi của mình, lại thấy được cách tư duy của bản thân với của cao thủ khác nhau thế nào, tiện cải thiện tư duy, mau chóng tiến bộ. (giờ có cả SW chính để dùng lúc này đây)

- Cần kịp thời bổ sung các chỉnh lí vào kì phổ (biên bản): 1 là các bình luận, chú thích đơn giản về được hay mất, 2 là thông tin thời gian để thuận tiện phân loại, lưu trữ và tra cứu, phân tích.- Cứ làm mãi như thế: thực chiến-tổng kết-học tập, rồi lại thực chiến-tổng kết-học tập, một quá trình tuần hoàn không ngừng nghỉ, mới có thể củng cố kiến thức đã học, mới phát hiện được vấn đề nảy sinh, rồi mới tìm phương hướng giải quyết vấn đề, cứ thế không ngừng, là con đường nâng cao trình độ thực chiến vậy!

D. Cơ sở nền móng:

Phần trước có nói qua về vấn đề cơ sở rồi, ở đây nói thêm về mức độ quan trọng của kiến thức cơ sở: “Nhà cao vạn trượng cũng từ mặt đất dựng lên” – kiến thức cơ sở đổi với sự phát triển sau này cực kì quan trọng. Bởi vậy, người mới học cờ nếu mong học đến thấu đáo, nên kiên trì mà học rất kĩ những kiến thức ban đầu, lí luận cơ bản của cờ tướng (khai, trung, tàn cục mỗi giai đoạn đều có nguyên tắc cơ bản, hình mẫu cơ bản) cần học dần dần một cách chắc chắn, đừng mong rút ngắn thời gian mà bỏ sót kiến thức. Từng có nhiều ví dụ giống như chuyện này: người nọ chơi cờ mấy chục năm, đi thi đấu tại giải cờ, gặp đến cờ tàn tất thắng “mã vs. sĩ” mà không thắng nổi, sau đó hối hận cũng chả kịp gì…

-Công phu cơ bản không chắc chắn, chỉ tự hạn chế bản thân trong tiến bộ và phát triển.

(trong các giải quốc gia Việt Nam gần đây, có khá nhiều ví dụ về việc này, tạm kể:- giải A2-2010, ván cờ ở vòng 5, bàn 17: Bên đen còn 2 pháo tốt+sỹ tượng bền, bên đỏ còn pháo mã tốt+sỹ tượng bền-thế cân bằng, lẽ ra hòa, vậy mà bên đen lại thua...- giải đấu thủ mạnh 2009, một cao thủ trẻ tuổi 2 lần ở thế xe mã 2 tốt (qua sông, không bị câu thúc gì)+sỹ tượgn bền lại không chịu giành thắng trước đối phương chỉ có xe pháo + sỹ tượgn bền...- ....)

trong link sau thêm 1 ví dụ về Cao thủ Trung Quốc hổng kiến thức cờ tàn

Đối với kiến thức hay nước cờ, ván cờ nào đó, người mới học cần tự mình suy nghĩ, đặt câu hỏi, lật ngược-xoay xuôi vấn đề để tìm ra nguyên tắc. Có thể đối với chỉ một hình cờ nào đó, cần suy nghĩ nhiều lần, từ nhiều hướng, thậm chí kết quả đã rõ ràng, cũng phải thay đổi cách suy nghĩ, kiểm tra rà soát tất cả mọi khả năng-đó là thói quen cần có. Ví dụ cờ tàn mã tốt phá khuyết một sỹ (2 tượng+1 sỹ)-tuy rằng ai cũng nói chắc chắn là thắng phải không? Thì vẫn cần phải so sánh các trường hợp khác nhau giữa tốt cao và tốt thấp (tốt thấp còn có hàng 2 hoặc hàng 3 cũng khác nhau) rồi thì lợi dụgn vị trí của tướng sỹ tượng bên địch như thế nào, sử dụgn mặt tướng của mình ra sao, tìm mọi kĩ xảo phối hợp các quân tấn công v.v… để đưa đến kết quả chắc chắn, gọn gàng nhất. Vì vậy, đối với mỗi loại hình cờ, chúng ta nên tìm tòi để hiểu sâu một chút (sâu hơn kết quả hiển nhiên), nắm bắt kiến thức cũng phải chắc chắc hơn một chút, tránh hời hợt lấy lệ. Như thế, khi vận dụng sẽ khéo léo, linh hoạt hơn. Ngoài ra, lại cần liên tục hệ thống hóa các kiến thức đã học được, kịp thời phát hiện nhược điểm nào cản trở tiến bộ của bản thân, rồi thông qua việc rèn luyện và học tập liên tục để bồi bổ, khắc phục nhược điểm. Có một anh nọ, ngày ngày học khai cuộc, đánh cờ vẫn chưa giỏi, lại vẫn đêm đêm luyện khai cuộc, ra quân thường được thông thoáng, nhưng kết quả thực chiến vẫn bi quan, đó là mất cân bằng trong rèn luyện và không thấy được điểm mạnh và điểm yếu cần khắc phục của bản thân.

E. Tuân theo quy tắc nâng cao hiệu suất

Theo quy luật khách quan thông thường, có thể hình dung quá trình học tập và nâng cao trình độ theo như thành ngữ miêu tả sau “ba lãng thức tiền tiến, loa toàn thức thượng thăng” (nghĩa là: tiến đều như đợt sóng, lên dần hình vỏ ốc). Vì vậy,, chúng ta muốn học nhiều thêm một chút, hay là học tập trung trọgn điểm vào vấn đề nào đó hơn 1 chút, cũng cần tuân thủ quy luật khách quan này, vào từng giai đoạn (của học tập) lại đề ra những yêu cầu mục đích riêng cho phù hợp. Ví dụ: + trong thời gian có được sự tiến bộ trông thấy, lại cần quay về phần huấn luyện bổ sung, củng cố công phu cơ bản, đồng thời lại tích cực khai thác nghiên cứu cả chiều sâu và chiều rộng của kiến thức thì mới hữu ích trong việc duy trì tốc độ tiến bộ; + khi tốc độ tiến bộ có vẻ chậm chạp, thì nhất quyết không nên nóng nảy vội vàng, mà lại cần chú ý điều tiết cảm giác và nhịp độ học tập, đặt mục tiêu tiến bộ chậm lại một chút, như thế, mới có thể đạt được sự hồi phục tiến bộ nhanh nhất.

Hiệu suất, nghĩa là so sánh khối lượng công việc và hiệu quả công việc làm được trong một khoảng thời gian nhất định. Khi chúng ta tuân theo quy luật học tập ở trên, đồng thời lại phải quan tâm đến hiệu suất học tập. Đối với cờ tướng, thì việc đầu tư học tập với việc tiến bộ về trình độ có mối liên quan trực tiếp, nhưng đối với những người học cờ khác nhau, lại có những nhân tố riêng: thời gian học tập trước và sau-sớm hay muộn, giới tính tuổi tác khác nhau, năng lực sáng tạo khác nhau, cùng với thái độ chăm chỉ khổ luyện hay là không khổ luyện, phương pháp học tập đã tốt chưa, điều kiện huấn luyện chênh lệch, điều kiện rèn luyện thực chiến chênh lệch… những nhân tố riêng nói trên sẽ ảnh hưởng mạnh tới tốc độ và thành quả cuối cùng. Người học cờ và thầy dạy cờ cần chú ý đến các nhân tố riêng này, để mà căn cứ vào tình huống cụ thể mà đặt ra đối sách: cách dạy, cách học, mục tiêu tốc độ tiến bộ trong khả năng để sử dụgn các phương pháp huấn luyện học tập sao cho khoa học.

F. Tăng cường tự tu dưỡng bản thân

1. Đạo đức: Nếu muốn học cờ tiến bộ dần dần lên đến đỉnh cao, đầu tiên, lại phải học làm người đã, những điều này tưởng chừng không liên quan đến nhau, hóa ra lại cực kỳ quan trọng và tất yếu. Tiêu chuẩn đánh giá một kỳ thủ, từ cổ chí kim vẫn theo thứ tự: Kỳ đức (đạo đức), kỳ phẩm (phẩm chất, khả năng), kỳ nghệ (nghệ thuật-nghề ngỗng). Đạo đức được coi trọng, mà đặt lên hàng đầu, chủ yếu nhấn mạnh phải gồm đủ đức tài. Người chơi cờ, nhất là các em thiếu niên nhi đồng, nhất định phải lấy việc tu dưỡng bản thân là quan trọng nhất, từ nhỏ đã phải xây dựng mục đích và chí hướng, tự nghiêm khắc với bản thân: tuân theo đạo lí của xã hội; giữ đúng nội quy của vận động viên. Bồi dưỡng lòng yêu nước, chăm chỉ học tập, thành thực khiêm tốn, văn minh lễ phép, tuân thủ luật pháp, chịu khó rèn luyện, không kiêu-không nóng giữ được tác phong đạo đức lành mạnh. (mỗi người chơi cờ, từ kỳ thủ chuyên nghiệp đến nghiệp dư, đều nên nhìn nhận và nghiêm cẩn học tập toàn bộ các điều khoản ở điều 8.của Quy định tổ chức huấn luyện và thi đấu cờ)

2. Tâm lí: Cùng với sự tiến bộ của hoạt động cờ, kỳ thuật và lý luận của cờ đã đạt đến một tầm cao mới, từng bước chính quy. Các giải đấu cũng ngày càng kịch liệt căng thẳng, nhân tố tâm lí của các kỳ thủ ngày càng có ảnh hưởng và tác dụng quan trọng đối với thành tích. Nay đã có người suy nghĩ nghiên cứu sự liên quan-kết hợp giữa tâm lí học và kỳ nghệ, gọi là “tâm lí học trong môn cờ”. Học tập và nắm bắt “tâm lí học trong môn cờ”, cũng là một ưu thế cần sử dụng trong huấn luyện và thi đấu. Bỏi vì, đánh cờ là một hoạt động của con người, con người lại bị yếu tố tâm lí chi phối, vì thế, người mới học cũng cần có nhận thức về yếu tố tâm lí này.

3. Sức khỏe: trong quá trình rèn luyện và thi đấu cờ, não hoạt động rất mạnh, nếu sức khỏe không tốt sẽ khó bền bỉ. Vì thế, phải luôn luôn đẩy mạnh phát triển sức khỏe cơ thể và sức khỏe đầu óc. Mọi người cần tham gia các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, tăng cương thể chất.

Nhà thơ đời Tống tên là Lục Du (1125-1210) trong bài thơ “Nhìn con noi gương” có câu thơ rằng: “Con muốn theo cha học thơ, công phu lại ở ngoài thơ” (bởi trình độ người dịch nhiều hạn chế nên cả tên bài thơ lẫn câu thơ đều dịch vội-cốt hiểu nghĩa thì thôi) Nay mượn câu cuối vận dụng vào cờ: công phu ở ngoài cờ! trừ các phần tu dưỡng đã nhắc ở trên, lại còn nhiều môn tu dưỡng mà kì thủ cần trau dồi, ví dụ như: triết học và phương pháp luận biện chứng, mưu lược trong quân sự, toán học, văn học, lịch sử, âm nhạc, thư pháp, hội họa v.v… đều rất có ích cho tu dưỡng và nâng cao kỳ nghệ.


Nguồn: Trái tim Việt Nam