Friday, December 29, 2017

Cờ thua một nước, Lý Lai Quần tróc mã kinh điển cục

Không biết nghe ai nói qua nói như vậy: Tượng kỳ cao thủ trong lúc đó đấu cờ, thường thường chính là một nước cờ. Nghe qua thì không hiểu ý tứ của câu nói câu này, cứ hiểu theo lực cờ thì nếu người lực thấp đánh với lực cao hơn mình thông thường càng đánh sâu hay bị mất quân, cục diện bị động, hoặc cảm giác không còn quân để đi, từ đó thấy được tài nghệ của mình không bằng người. Bất quá, dần dà lực cờ được nâng lên, ta mới tổng kết lại mới phát hiện nguyên lai là ta có một nước cờ xuất hiện lỗ thủng mà bị đối phương với tay nắm lấy, lại từng bước khuếch trương đại ưu thế, từ từ dẫn đến thất bại.
Câu nói kia nói đơn giản chính là cờ thua một bước, mỗi khi ta mang theo quan niệm như vậy nhìn cao thủ đấu cờ hoặc xem lại đối cục, chung quy muốn một vấn đề, lúc này cục diện có hay không có sơ hở? Và bên kia làm sao để khai thác sơ hở này? Lâu ngày, mới phát hiện được lực cờ quả thực tăng lên không ít, đối với cuộc cờ cũng nhận thức ra có một khai niệm: Tượng kỳ so đấu chính là xem ai có sơ hở, hoặc là xem ai có thể trước bắt được sơ hở đối thủ!
Mang theo quan điểm như vậy, người biên tập tìm được một ván cờ do tượng kỳ đặc cấp đại sư Lý Lai Quần từng chơi: Lý Lai Quần tiên thủ đánh với tượng kỳ đại sư Triệu Khánh Các. Lý Lai Quần trung cuộc bắt được thiếu sót ở con mã của đối phương, liên tục vận dụng chiến thuật tróc quân, chiến thuật đổi quân, chiến thuật phế quân, cuối cùng hơn được một pháo một voi thủ thắng. Đây chính là ví dụ mẫu mực kinh điển của việc nắm bắt sơ hở đối phương, khuếch trương đại ưu thế cuối cùng thủ thắng.

1.C7.1 M8.7 2.P2-5 C7.1
3.M2.3 X9-8 4.M8.7 P2-5
5.X9-8...
Hình thành bố cục bán đồ liệt pháo.
... M2.3 6.X1-2 P8.4
7.S4.5 X1.1
Song phương từ tiến binh cục chuyển thành trung pháo thất binh đối đối hậu bổ liệt pháo. Đen bắt đầu hoành xe tương đối linh hoạt, nếu như đổi đi X1-2, P8.4, S4.5, M7.6, bên trắng tiên thủ.
8.M7.8 M7.6
9.M8.7 P5-7 10.P8-7 X1-8
Xe đen chuyển sang trái tương liên lẫn nhau, ý đồ tập trung binh lực ở cánh trái triển khai đối công, nhưng phe mình hà đầu mã cùng trung lộ còn không vững chắc, dễ trở thành điểm để đối phương áp chế, có vẻ hơi vội vàng xao động, không bằng đổi đi V7.5, càng có lợi cho cả công lẫn thủ.
11.X8.5...


Trắng dựa vào mã trên hà sở hở triển khai thủ đoạn.
... P8/2 12.C3.1...
Trắng nhân cơ hội thăng xe dọa mã mở rộng tiên thủ, hiện mã đen ở thế cô lập, lại đẩy tốt 3 thực hiện một màn công kích xảo diệu.
... T7.5
13.C3.1 T5.7 14.M3.4 P8-9
15.X2.8 X8.1 16.P5-1...
Bên đỏ bình biên pháo nhanh chóng mời đổi để tiêu trừ quân bảo hộ của mã, chiêu thức chặt chẽ tinh tế. Như đổi C1.1 thì X8.4 đen trở nên dễ đi.
... P9.3
17.T3.1 X8-6 18.P7-4 P7.1
19.X8-7...
Trắng bình xe tinh tế, không để đen có cơ hội thông suốt trận địa.
... M3/1 20.M7.8...


Trắng nhảy mã vào miệng xe, thủ đoạn tuyệt diệu. Trắng đã tính toán sau khi đổi quân có thể thắng dễ dàng.
... X6-2
Đi cách nào thì đen cũng mất quân bại thế.
21.X7-4 S4.5 22.X4-3 P7-8
23.X3-2
Bên trắng tróc chết pháo thắng


Thursday, December 28, 2017

Bảng vàng các nhà quán quân cờ tướng Việt Nam (giai đoạn từ năm 1992 -2017)

Nguồn: kybai.tv
Biên tập: www.hieponly.com


Các cột mốc quan trọng: (giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2017)
- Giải vô địch cờ tướng toàn quốc đầu tiên được tổ chức tại Quảng Nam -Đà Nẵng vào năm 1992 và cố Quốc tế đại sư Mai Thanh Minh là nhà vô địch năm đó.
- Từ năm 1996- 1998 gọi là giải vô địch cờ tướng hạng A1 toàn quốc.
- Từ năm 1999 cho đến nay (2017) gọi là giải vô địch cờ tướng hạng nhất toàn quốc.
- Đặc cấp quốc tế đại sư Trềnh A Sáng đang giữ kỉ lục là người giành được nhiều chức vô địch quốc gia nhất (với 7 lần đạt danh hiệu vô địch A1)
Bảng vàng các nhà quán quân cờ tướng Việt Nam:


1.Mai Thanh Minh (đội Tp. Hồ Chí Minh): 5 lần vô địch quốc gia vào các năm 1992 (Quảng Nam- Đà Nẵng), 1993 (Hà Nội), 1994 (Tp. HCM), 1995 (Đà Nẵng), 1998 (Đà Nẵng)


+ Năm sinh: 1957- 2010
+ Quê quán: Bà Chiểu - Sài Gòn
+ Ngoại hiệu: Độc cô cửu kiếm
+ Danh hiệu cao nhất: Quốc tế đại sư

2. Trềnh A Sáng (đội Tp. Hồ Chí Minh): 7 lần vô địch quốc gia vào các năm 1996 (Hà Nội), 2000 (Tp. HCM), 2001 (Bình Định), 2002 (Hà Nội), 2006 (Bà Rịa - Vũng Tàu), 2008 (Cao Bằng), 2015 (Bà Rịa - Vũng Tàu)


+ Năm sinh: 1962
+ Quê quán: Chợ Lớn - Sài Gòn
+ Ngoại hiệu: Hà Chảy hay Túy kỳ tiên.
+ Danh hiệu cao nhất: Đặc cấp quốc tế đại sư

3. Trương A Minh (đội Tp. Hồ Chí Minh): 1 lần vô địch quốc gia vào năm 1997 (Tp-HCM)


+ Năm sinh: 1961
+ Quê quán: Sài Gòn
+ Ngoại hiệu: Bạch mi ưng vương
+ Danh hiệu cao nhất: Đặc cấp quốc tế đại sư

4. Đào Cao Khoa (đội Hà Nội): 1 lần vô địch quốc gia năm 1999 (Vũng Tàu)


+ Năm sinh: 1972
+ Quê quán: là con cháu họ Đào làng Chiềng tỉnh Thái Bình
+ Ngoại hiệu: Đại bàng
+ Danh hiệu cao nhất: Quốc tế đại sư

5. Đặng Hùng Việt (đội Hà Nội): 1 lần vô địch quốc gia vào năm 2003 (Đà Nẵng)


+ Năm sinh: (1975-2005)
+ Quê quán: Hà Nội
+ Danh hiệu cao nhất: Quốc tế đại sư

6. Nguyễn Vũ Quân (đội Hà Nội): 3 lần vô địch quốc gia vào các năm 2004 (Tp.HCM), 2005 (Quảng Ninh), 2009 (Bình Dương)


+ Năm sinh: (1983- 2009)
+ Quê quán: Văn Chương - Hà Nội
+ Ngoại hiệu: Tinh tú lão quái
+ Danh hiệu cao nhất: Đặc cấp quốc tế đại sư

7. Nguyễn Thành Bảo: 2 lần vô địch quốc gia vào năm 2007 (đơn vị Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tp HCM), 2011 (đơn vị Hà Nội tại Tp.HCM)


+ Năm sinh: 1978
+ Quê quán: Nam Định
+ Ngoại hiệu: Tây độc
+ Danh hiệu cao nhất: Đặc cấp quốc tế đại sư

8. Võ Minh Nhất (đơn vị Bình Phước): 1 lần vô địch quốc gia vào năm 2010 (Bình Phước)


+ Năm sinh: 1979
+ Quê quán: Bình Định
+ Ngoại hiệu: Võ đô đầu
+ Danh hiệu cao nhất: Quốc tế đại sư

9. Lại Lý Huynh (đội Bình Dương): 3 lần vô địch quốc gia vào các năm 2013 (Tp.HCM), 2014 (Vũng Tàu), 2016 (Cần Thơ)


+ Năm sinh: 1990
+ Quê quán: Cà Mau
+ Ngoại Hiệu: Nam phương công tử
+ Danh hiệu cao nhất: Đặc cấp quốc tế đại sư

10. Nguyễn Hoàng Lâm (đội Tp Hồ Chí Minh): 1 lần vô địch quốc gia vào năm 2012 (Hà Nội)


+ Năm sinh: 1980
+ Quê quán: Thanh Trì - Hà Nội
+ Ngoại hiệu: Lâm tay dài
+ Danh hiệu cao nhất: Đặc cấp quốc tế đại sư

11. Đặng Hữu Trang (đội Bình Phước): 1 lần vô địch quốc gia năm 2017 (Vũng Tàu)


+ Năm sinh: 1990
+ Quê quán: Hưng Yên
+ Ngoại hiệu: Trang gà tơ
+ Danh hiệu cao nhất: Kiện tướng quốc gia

Thursday, December 21, 2017

[True-PDF] 17 loại sát pháp cơ bản


Quyển sách hướng đến các bạn học cờ tướng ở mức độ nhập môn, học tập các cách chiếu hết cơ bản một cách hệ thống, đơn giản, rõ ràng nhất. Hiểu được lí do mỗi nước đi (khả năng phân tích đơn giản) trong các mẫu chiếu hết.
Mỗi loại sát pháp sẽ gồm 2 phần:
1. Mô tả nội dung và phương pháp sử dụng sát pháp.
2. Các ví dụ minh họa cách sử dụng (2 đến 4 ví dụ).
Chúc các bạn học tập vui vẻ và ngày càng nâng cao kỳ nghệ.
Nếu các bạn phát hiện sai sót trong tài liệu, vui lòng thông tin về cho mình để tài liệu cập nhật và hiệu chỉnh kịp thời, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho người yêu cờ.
Biên soạn: Nguyễn Thanh Hiệp

Hướng dẫn đọc file:



Tải về: [True-PDF] 17 loại sát pháp cơ bản

Wednesday, November 29, 2017

Hàn Tín bôi 2017: Binh để pháo đối không đầu pháo

Mỗi lần xem giải cờ tướng quốc tế đều có một cảm giác, các kỳ thủ hải ngoại chinh chiến thực có dũng khí, chơi cởi mở, do đó xem từ một góc độ nào đó trận đấu thật đẹp. Tựa như những thiếu niên trẻ tuổi, người một quyền ta một cước, giáp lá cà kịch liệt cho đến khi một bên ngã xuống. Nhìn lại các quốc thủ Trung Quốc, được xem là ổn định, không có hoa chiêu, chỉ có gặp chiêu phá chiêu một cách tinh tế và những phi đao cổ xưa sớm đã bị phát hiện, cuộc chơi của họ như hai tôn sư thái cực đánh nhau, cục diện thắng thua sớm được phân định một cách vô hình, chủ trương của họ là vậy. Nhưng ở khía cạnh khán giả, họ thích xem "Niên khinh nhân" chiến đấu hơn.

(Hồ Ngọc Sơn ngồi giữa)

Hai vị này một vị đến từ Mỹ Quốc, tên là Hồ Ngọc Sơn, một vị đến từ Malaysia, tên là Dương Thiêm Nhậm bọn họ ở giải "Hàn Tín bôi" lần thứ 9 vòng 1 liền tao ngộ, ta cùng xem phong thái của họ ra sao?

(Dương Thiêm Nhậm bên trái)



1.C7.1 C7.1 2.P2-3 P8-5
Trở thành đối binh cục chuyển binh để pháo đối tả trung pháo
3.C3.1 P5.4
Quá mức sốt ruột, thông thường có thể đi v7.9, Trung pháo phát động quá sớm, sau quân lực cũng không phối hợp kịp.
4.M8.7 P5/2
5.C3.1 M8.7
Nhảy chính mã đề phòng C3-4 uy hiếp pháo.
6.M2.1 P2.4
7.Tg5.1 X9-8 8.X1-2...


Tượng kỳ định thức tàn cục [1]







局(一)

序号

分类

编号

双方子力

残局结果

取胜要领

1

单兵

1

单兵对将

底线兵和,余均胜

困毙

2

2

单兵对单士

一般和,有巧胜

 

3

3

单兵对双士

一般和,有巧胜

 

4

双兵

4

双兵对双士

高兵必胜

高低兵必胜,双低兵、高底兵酌情

5

5

双兵对双象

高兵必胜

高低兵必胜,双低兵酌情

6

6

双兵对单士象

一般和,有巧胜

 

7

7

双兵对单缺士

一般和,有巧胜

 

8

8

双兵对单缺象

一般和,有巧胜

 

9

9

双兵单炮

双高兵必胜

有步骤地占领中心

10

10

双兵对单马

一般胜

有步骤地占领中心

11

11

双兵对卒单士

一般胜

双兵依靠帅力,分占肋道,取胜

12

12

双兵对卒单象

一般胜

双兵依靠帅力,分占肋道,取胜

13

13

双兵对炮士

一般和,有巧胜

炮挡帅,红棋“二鬼拍门”后,无法进兵杀

14

14

双兵对炮象

一般和,有巧胜

飞高象,炮挡帅,红棋无法形成“二鬼拍门”

15

15

双兵对马士

一般和,有巧胜

能换兵就换兵,不能换兵守中心

16

16

双兵对马象

一般和,有巧胜

能换兵就换兵,不能换兵守中心

17

三兵

17

三兵对士象全

高兵必胜

从将的背侧先下一兵,兵帅强攻四、六路,成“二鬼拍门”

18

18

三兵对炮双士

一般和,有巧胜

炮庶将门,成和不难,红棋“二鬼拍门”后,无法杀棋

19

19

三兵对炮双象

可以获胜

稳步占领中心,从而取胜

20

20

三兵对马双士

高兵可胜,其它和

可以取胜,注意方法

21

21

三兵对马双象

可以获胜

稳步占领中心,从而取胜

22

22

三兵对炮士象

一般能和

以炮换兵

23

23

三兵对马士象

一般能和

以马换兵

24

24

三兵对卒单缺象

一般能和

卒庶将门和

25

25

三兵对卒单缺士

可以获胜

以兵换士(甚至擒士),兵强占中心胜

26

单马

1

单马对单士

必胜

取胜关健是逼将上顶后,红马及时盖在将头上。

27

2

单马对双士

一般和,有巧胜

 

28

3

单马对单卒

过河卒肯定和,未过河可能巧胜

 

29

4

单马对单象

一般和,有巧胜

将象在同侧,可以巧胜,将象在两侧,守和不难

30

马兵

5

马底兵对双士

必胜

兵换士胜

31

6

马底兵对单象

必胜

 

32

7

马底兵对双象

一般和

 

33

8

马底兵对单士象

必胜

不要忽略帅的助攻,逼将象到一边,乃取胜关键

34

9

马高兵对单缺象

必胜

马高兵捉死象胜

Tuesday, November 28, 2017

Mỗi ngày một từ tiếng Trung: 18.以...应: dĩ...ứng

18.以...应: dĩ...ứng Lấy...đối với (ứng với)
Ví dụ 以起马局应过宫炮... Lấy khởi mã cục đối với quá cung pháo...

Monday, November 27, 2017

Mỗi ngày một từ tiếng Trung: 17.图 <đồ> ảnh, hình

17.图 <đồ> ảnh, hình

Đọc sách cờ thường thấy dưới hình vẽ có từ 图 <đồ> hình sau đó có số thứ tự.
Phần bình luận hay có câu 女图 1 形势 tạm dịch hình thế như ảnh 1.


Monday, November 20, 2017

Tượng kỳ thiên tài - Hứa Văn Chương

HIEPONLY.COM - Biên tập: Nguyễn Thanh Hiệp
Không thể không nhìn nhận rằng bất luận môn thể thao nào liên quan đến trí tuệ đều cần "thiên phú". Cờ tướng cũng không ngoại lệ, rất nhiều bạn đánh cờ, yêu thích cờ, cũng thực chiến nhưng lực cờ thì không tiến bộ được. Nhưng có vài người, họ thiên phú dị bẩm, vượt qua giới hạn. Không nói đâu xa, Dương Quan Lân 5 tuổi đã nổi tiếng quê nhà, Lý Nghĩa Đình 12 tuổi học cờ, 20 tuổi liền trở thành toàn quốc quán quân! Không phục không được. Nói gần hơn, 15 tuổi Trịnh Duy Đồng đã đại biểu Tứ Xuyên đánh giáp cấp liên tái. Anh sinh năm 1994, đã lên ngôi quán quân năm 2014, 2015. Năm 2016 bị Vương Thiên Nhất đoạt ngôi quán quân, ngậm ngùi nằm vị trí á quân. Bọn họ đều là thiên tài cờ tướng. Họ đều là những người may mắn, làm cho người khác phải ao ước. Đây nhắc tới một thiên tài khác - Hứa Văn Chương.
Giới thiệu về Hứa Văn Chương:
- Sinh năm 2001 ở thành phố Trùng Khánh trong một gia đình nông dân bình thường, phụ mẫu đều học hết tiểu học. 4 tuổi bắt đầu tiếp xúc cờ tướng, tự học thành tài, 6 tuổi liền trở thành địa phương tiểu kỳ vương (hòa Dương Quân Lân trong một trận thi đấu). Năm 2009 quán quân giải cờ tướng thiếu niên toàn quốc (tổ 8 tuổi) trước 2 vòng. Năm 2013 đại biểu đội Nam Sung tham gia Tứ Xuyên thủ giới tượng kỳ nghiệp dư liên trại, lấy chiến tích bất bại dẫn dắt đội Nam Sung đoạt giải quán quân. Sau trận đấu, HLV Thành đô kỳ viện Tưởng Toàn Thắng từng nói: "Hứa Văn Chương thiên phú dị bẩm, học cờ nỗ lực, am hiểu công sát! So cùng Trịnh Duy Đồng lãnh tĩnh, nội liễm hoàn toàn bất đồng"

Mỗi ngày một từ tiếng Trung: 15.或 hoặc


15.或 hoặc

ví dụ 进炮伏炮8平7或平1的凶着 tiến pháo phục P8-7 hoặc bình 1 là thủ pháp hung hãn.


Tuesday, November 14, 2017

Mỗi ngày một từ tiếng Trung: 13.第 (đệ) thứ tự, cấp bậc

13.第 (đệ) thứ tự, cấp bậc
Trong mục lục, đầu mục thường thấy từ này.
- 第01章: (Đệ 01 chương) chương thứ nhất
- 第一节: (Đệ nhất tiết) tiết thứ nhất
- 第1局: (Đệ 1 cục) Cục 1
Đệ này có nghĩa là em, đệ tử:
兄则友,弟则恭
xiōng zé yǒu, dì zé gōng
Huynh tắc hữu; Đệ tắc cung,
Anh thì thân, em thì cung (kính),
(Trích tam tự kinh)



Monday, November 13, 2017

Cờ thế: Phi yến hàm nê


1. M8/6 Tg5-6 2. P9.3 P2/3
3. M7.5 P2.1 4. M6.7 P2/1
5. M7.6 P2.1 6. P6/1 P2/1
7. P6/1 P2.1 8. M6/7 P2/1
9. M7/6 P2.1 10. P6.1 P2/1

Friday, November 10, 2017

Danh mục tài liệu cờ tiếng trung [CBL/CBR/XQF/CHM]

Danh mục khoảng 1000 tài liệu các dạng khác nhau để ae dễ tìm kiếm và tải về. Danh mục bao gồm tiếng trung, bấm vào đây sẽ chuyển đến trang có link tải. Kéo xuống màn hình phía dưới có link tải (xem hình)


Đọc biên bản cờ tướng bằng tiếng Anh/Trung/Việt


TT Chinese Hán việt Ký hiệu Notation Name Abbr.
1 帅/将 Soái/tướng Tg King K
2 士/仕 S Advisor A
3 象/相 Tượng / tương T hoặc V Elephant E
4 马/馬 M Horse H
5 Pháo P Cannon C
6 Xa X Rook R
7 兵/卒 Binh/tốt B hoặc C Pawn P
8 Tiền t Front F
9 Hậu s Rear R
10 Tiến/tấn .   +
11 退 Thoái /   -
12 Bình -   =
13 1.炮二平五 Pháo hai bình năm 1.P2-5   1.C2=5
14 马8进7 Mã 8 tấn 7 M8.7   H8+7
15 2.马二进三 Mã hai tấn ba 2.M2.3   2.H2+3
16 马2进3 Mã 2 tấn 3 M2.3   H2+3
17 3.车一平二 Xe một bình hai 3.X1-2   3.R1=2
18 车9平8 Xe 9 bình 8 X9-8   R9=8
19 4.兵七进一 Binh bảy tấn một 4.C7.1   4.P7+1
20 卒7进1 Tốt 7 tấn 1 C7.1   4.P7+1

Mỗi ngày một từ tiếng Trung: 12.压 (áp) đè, 捉 (tróc) tróc, bắt

TT Tàu Bính âm Hán việt Nghĩa English
1 ya1 áp đè to press; to push down;
2 zhuo1 tróc tróc, bắt to grab; to capture

-捉炮 tróc pháo
-捉双 tróc đôi
-压象眼 (áp tượng nhãn) đè mắt tượng
-压马 đè mã



Tuesday, November 7, 2017

Mỗi ngày một từ tiếng Trung: 10. 右 (hữu) bên phải - 左 (tả) bên trái

10. 右 (hữu) bên phải - 左 (tả) bên trái
Thường thấy trong lời bình cờ hoặc đầu mục khai cuộc.
红左马屯边黑上左象: (Hồng tả mã truân biên, hắc thượng tả tượng) đỏ đóng mã biên, đen phi tượng trái.






Cờ thế: Tín mã do cương


1. X7.4 Tg5.1 2. X7/1 Tg5.1
3. M2.3 Tg5-6 4. M3/4 P9-6
5. M4/5 Tg6-5 6. X7/1 Tg5/1
7. M5.4 Tg5-6 8. M4.2 Tg6-5
9. M2.3 Tg5-4 10. P8-6 P6-4
11. M3/4 P5/1 12. C6-7 P4-5
13. X7-6 Tg4-5 14. M4.3 Tg5-6
15. X6.1 Tg6/1 16. M3/4 P5-6
17. M4.2 Tg6-5 18. P6-5 P5-7
19. M2/4 Tg5-6 20. M4/3 Tg6-5
21. M3/5 P7-5 22. M5.6 P5-4
23. M6.4 Tg5-6 24. X6.1 Tg6.1
25. M4/5 P6-5 26. M5/4 P4-6
27. M4.2 P5-6 28. M2.3 Tg6-5
29. M3/5 Tg5-6 30. M5.6 Tg6-5
31. X6-5 Tg5-4 32. P5-6 P6-4
33. M6/5 P4-5 34. M5.4 Tg4.1
35. M4/5 Tg4/1 36. M5/6
Đỏ thắng.

Monday, November 6, 2017

Tam tự kinh [1]



人之初,性本善
rén zhī chū, xìng běn shàn
Nhân chi sơ; Tính bản thiện.
Người thuở đầu; tánh vốn lành.

性相近,习相远
xìng xiāng jìn, xí xiāng yuǎn
Tính tương cận; Tập tương viễn.
Tánh nhau gần; thói nhau xa.

(Trời phú cho mỗi người một cái Tánh bổn thiện, ai cũng giống như ai, nên gọi là gần nhau; nhưng khi lớn lên, vì thâm nhiễm thói đời hư xấu nên cái Tánh trở nên xa nhau.)

Tượng kỳ đại sư thành danh cục - Lưu Văn Triết


Biên tập: Nguyễn Thanh Hiệp
Lưu Văn Triết (刘文哲), một tượng kỳ đại sư nổi tiếng, được xưng là "Song thương tướng" sinh năm 1941, người Bắc Kinh. Sư phụ là danh kỳ Bắc Kinh Tạ Tiểu Nhiên. Năm 1956 quán quân giải thanh niên học sinh tám thành phố lớn lần 2. Năm 1957 á quân giải cờ tướng thành phố Bắc Kinh. Năm 1962 đoạt giải quán quân giải cờ tướng thành phố Bắc Kinh với chiến tích toàn thắng (giáp tổ), đại diện thành phố Bắc Kinh tham giai giải toàn quốc và đứng thứ 6. Năm 1963 chuyển sang chơi cờ vua. Lần lượt các năm 1978, 1980, 1982 ba lần đoạt chức quán quân. Năm 1985 được phong Tượng kỳ đại sư. Năm 1982 được phong Quốc tế tượng kỳ (cờ vua) quốc tế đại sư. Năm 1988 được tấn phong Quốc tế tượng kỳ đặc cấp đại sư.
Lưu Văn Triết năm 1961 tốt nghiệp trung học, năm 1962 đoạt giải quán quân giải cờ tướng thành phố Bắc Kinh với chiến tích toàn thắng (giáp tổ) sau đó tham gia giải toàn quốc. Lưu Văn Triết lần đầu tham tham gia, một đường quá quan trảm tướng chiến thắng Thượng Hải Chu Kiếm Thu, Tứ Xuyên Lưu Kiếm Thanh, Trần Tân Toàn, Chiết Giang Lưu Ức Từ, Quảng Đông Trần Bách Tường, Thái Phúc Như, Dương Quan Lân,...hơn 10 vị danh tướng đoạt được vị trí thứ 6.
Lưu Văn Triết kỳ phong dứt khoát hẳn hoi, chiêu thức thanh thoát, sát pháp lợi hại, có can đảm trong mạo hiểm mưu cầu thắng lợi, đối với Cổ phổ tàn cục rất có nghiên cứu, là một vị kỳ thủ ưu tú hiếm có.
Ông mất vì bệnh ngày 20/9/2011.
Cục này diễn ra ở vòng 5, Lưu Văn Triết hậu thủ ứng chiến Toàn quốc á quân Vương Gia Lương. Cục này Vương dùng chiến thuật hiếm thấy thời đó là "Pháo đả trung tốt" khơi mào chiến sự, Lưu ăn miếng trả miếng, lập tức vung pháo đánh tốt bắn tượng, bắt lại một nước tượng sơ hở của Vương, nhanh chóng phản kích, cướp đoạt thắng lợi.
Hắc Long Giang Vương Gia Lương (đỏ trước thua) Bắc Kinh Lưu Văn Triết
Giải cờ tướng toàn trung quốc năm 1962.
Ngày 08/11/1962
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 C7.1
3. X1-2 X9-8 4. C7.1 M2.3
5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1
7. M8.7 ...

Sunday, November 5, 2017

Mỗi ngày một từ tiếng Trung: 9. 年 (niên) năm, tuổi - 月 (nguyệt) mặt trăng, tháng - 日 (nhật) mặt trời, ngày


9. 年 (niên) năm, tuổi
月 (nguyệt) mặt trăng, tháng
日 (nhật) mặt trời, ngày.

- 2017年 11月3日 全国象棋锦标赛 (个人) Ngày 03/11/2017 Giải toàn quốc tượng kỳ cẩm tiêu trại (cái nhân).
- 年生: (niên sinh) sinh năm. Ví dụ: 刘文哲 1941 年生 Lưu Văn Triết sinh năm 1941.



Niên
Nguyệt
Nhật

Mỗi ngày một từ tiếng Trung: 8. 对 (đối)

8. 对 (đối)
- 对方: Đối phương
- 对手: Đối thủ
- 对阵: Đối trận
Thường gặp trong tên bố cục:
- 顺 炮 横 车 对 直 车 thuận pháo hoành xa đối trực xa
- 中 炮 过 河 车 急 进 中 兵 对 屏 风 马 trung pháo quá hà xa cấp tấn trung binh đối bình phong mã




Tân kỳ hậu Trần Lệ Thuần - Hai lý do trở thành nhà vô địch


Biên tập: Nguyễn Thanh Hiệp
Ngày 03/11/2017 giải cờ tướng cá nhân toàn Trung Quốc (tổ nữ) bước vào vòng thi đấu cuối cùng tại Kim Mậu viên đại tửu điếm, Thẩm Quyến. Trận chiến cuối cùng này chính là thời điểm then chốt thi đấu tranh đoạt chức quán quân. Hai vị nữ tướng của đội Quảng Đông, "Song Trần" Trần Lệ Thuần (陈丽淳), Trần Hạnh Lâm (陈幸琳) xuất quân chinh chiến, kết quả một người thắng một người thua. Trần Lệ Thuần hậu thủ xuất sắc kích bại Đảng Quốc Lôi, trong khi đó Trần Hạnh Lâm tiên thủ cường công lại thất bại trước Trương Đình Đình. Trần Lệ Thuần trong thời điểm tối hậu giành được 2 điểm quý giá lên ngôi đệ nhất. Sau 11 vòng đấu, Trần Lệ Thuần được 17 điểm trở thành vị kỳ hậu thứ 20 của Trung Quốc. Quảng Đông năm nay lại một lần nữa được mùa lớn.
Thảo luận sau khi trở thành quán quân, Trần Lệ Thuần lòng còn sợ hãi: "Lần này thực quá kinh hiểm, lúc trước khi thắng Đường Đan, tình thế rất khá, không ngờ về sau lại không thắng ván nào, cục diện trở nên phức tạp. May mà lần này lúc tối hậu quan đầu, dưới áp lực lớn lại hậu thủ lập được kỳ tích mới có được quán quân lần này. Đúng là vận khí quá tốt." Chứng kiến Trần Lệ Thuần nói như vậy, Hứa Quốc Nghĩa đứng kế bên cũng cười: "Nhìn nàng thật gian nan, để ta vì nàng lau mồ hôi xem nào". Trần Lệ Thuần: "Nhìn xem anh ấy tay vẫn còn ôm cup, cứ như anh ấy đoạt giải vậy". Đôi vợ chồng son thật khó kìm được niềm hạnh phúc.


Đối với kỳ thủ mà nói, chinh chiến là cực khổ, hạnh phúc là ngắn ngủi, Hứa Quốc Nghĩa cùng Trần Lệ Thuần hân hoan là chính xác. Vợ chồng bọn họ là cặp đôi kỳ thủ đại sư hiếm hoi của kỳ đàn, hiện tại thê tử thành công, Hứa Quốc Nghĩa bình thản nói: "Kỳ nghệ của tôi xuất thân từ lục lâm, do đó trùng kích giải quán quân tổ nam thật quá khó, tranh thủ học hỏi và xem nàng đánh là được, haha".
Ở trong đội cờ, tình cảm nam nữ vẫn có một truyền thừa đó là tình yêu của Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên và Văn Tịnh. Trần Lệ Thuần cho rằng chiến công lần này có phân nữa công lao là của chồng. "Trình độ của nam tử kỳ thủ khẳng định so với nữ tử cao hơn, đối với bố cục nghiên cứu, trung cục lý giải đều vượt qua. Hầu hết thời gian Hứa Quốc Nghĩa giúp tôi khai mở vấn đề, cùng nhau nghiên cứu trung cục biến hóa. Đối với sự tăng tiến kỳ nghệ của tôi, thực rất hiệu quả".
Lần tranh tài này, thắng được nữ tử tượng kỳ đệ nhất nhân Đường Đan, có thể nói đối với Trần Lệ Thuần là một trận đánh tối trọng yếu. "Khi đó Đường Đan quá cầu thắng, dẫn đến đường cờ khiên cưỡng, từ đó mà tôi có được cơ hội. Khi đến trung cuộc tôi nắm được cơ hội, quả thực may mắn".
Đối với đội Quảng Đông, chỉ 2 năm ngắn ngủi đã có 2 vị kỳ hậu Trần Hạnh Lâm và Trần Lệ Thuần. Đây đúng là thời đại đột phá của đội. Giải lần này, linh hồn của đội Quảng Đông là Dương thành thiếu soái Lữ Khâm đã trở thành chổ dựa tinh thần vững chắc cho các kỳ thủ. Trần Lệ Thuần nói: "Rất cám ơn Lữ Khâm lão sư, kỳ thực ở Thẩm Quyến năm 2006 tôi đã từng bước vào trận chung kết, lần đó thua, dù 11 năm trôi qua tôi vẫn cảm thấy áp lực rất lớn, cũng may bầu không khí trong đội rất tốt, lãnh đạo hay giáo luyện đều rất ủng hộ, nhờ đó tôi có động lực để vươn lên một lần nữa, thật tình phải cảm tạ".
(Nguồn: 象棋王子 - Tượng kỳ vương tử)