Showing posts with label Danh thủ đối cuộc. Show all posts
Showing posts with label Danh thủ đối cuộc. Show all posts

Monday, January 8, 2024

Trung Quốc Trịnh Duy Đồng tiên hòa Trung Quốc Hương Cảng Hoàng Học Khiêm (ngày 29 tháng 9 năm 2023)

 Trung Quốc Trịnh Duy Đồng tiên hòa Trung Quốc Hương Cảng Hoàng Học Khiêm

Đỉnh binh chuyển trung pháo đối tốt để pháo hữu tượng.

Thi đấu tại Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu vào ngày 29 tháng 9 năm 2023.

Trịnh Duy Đồng bình chú.

Đây là ván đấu đầu tiên ở vòng 3 nội dung thi đấu đồng đội nam nữ ở nội dung cờ tướng Đại hội thể thao châu Á. Đối với các nội dung đồng đội hỗn hợp, đội tuyển cờ tướng quốc gia Trung Quốc có ba kỳ thủ nam và hai kỳ thủ nữ, nhưng mỗi vòng chỉ có hai kỳ thủ nam và một kỳ thủ nữ được cử ra sân, các kỳ thủ có thể được luân phiên. Đội bố trí cho mọi người thay phiên nhau thi đấu ở 3 hiệp đầu tiên để cảm nhận không khí tranh tài và tiến nhập vào trạng thái thi đấu nhanh hơn.

Tôi nghỉ ở vòng thứ hai, sau đó vào vòng thứ ba ra sân và đối mặt với kỳ thủ hàng đầu của Hồng Kông, Hoàng Học Khiêm.

Wednesday, November 18, 2020

Bạch miêu Tôn Dũng Chinh

Ngày 29/7/2020 Tượng kỳ đặc cấp đại sư Tôn Dũng Chinh tuyên bố chính thức nghỉ hưu. Tôn Dũng Chinh sinh năm 1981, năm nay vừa mới 39 tuổi, elo 2565, bài danh thứ 18 là đội viên chủ lực của Thượng Hải ở năm ngoái còn từng đã tham gia giải cờ tướng toàn quốc trong giáp tổ, trước đây cũng không có dấu hiệu về hưu, tin tức này làm nhiều người bất ngờ.
Người mê cờ đội Thượng Hải cũng sẽ không xa lạ gì, dưới sự hướng dẫn của Hồ Vinh Hoa, đội Thượng Hải trong hai mươi năm từng thu được không ít vinh dự, là một đội mạnh lâu đời. Tôn Dũng Chinh càng là đội viên chủ lực. Từ 2003 tham gia Giáp cấp, 2006 năm quang vinh lấy được tượng Giáp xạ thủ bảng đệ nhất, 2007 trở thành quán quân. Tôn Dũng Chinh những năm gần đây trạng thái vẫn bảo trì ổn định, có rất lên xuống, tuy thành tích có chút hạ xuống nhưng giáp cấp 2019 vẫn có 7 thắng, 16 hòa, 3 thua tỷ lệ thắng 57.69%. Người yêu quý Tôn Dũng Chinh hẳn còn nhớ những vinh dự cá nhận: từ 1991, 3 lần liên tiếp nằm trong top 3 giải cờ tướng thiếu niên toàn quốc: 1994, 1996 còn đoạt ngôi vị quán quân; 1995 trong giải cá nhân toàn quốc đạt vị trí 11 nhận được phong hào đại sư (đại sư trẻ nhất lúc đó); năm 2011 đoạt quán quân giải cá nhân toàn quốc, tấn thăng Đặc cấp đại sư; năm 2004 đại biểu Trung Quốc tham gia giải đoàn thể châu á được quán quân; 2007 quán quân giải "Chu gia giác bôi " toàn quốc tượng kỳ tinh anh; 2008 á quân giải thượng hải cửu thành trí nghiệp; 2010 quán quân giải "Phương trang lữ du bôi" tại Việt Nam; 2011 quán quân giải \"Ôn lĩnh·trường dữ đồng thiên bôi" toàn quốc tượng kỳ quốc thủ; năm 2014 lần thứ ba quán quân Bích Quế Viên Bôi.
Tôn Dũng Chinh cờ đường toàn diện, kiến thức cơ bản vững chắc, năng lực triền đấu cường đại, mặc dù không giống như Hứa Ngân Xuyên, Tưởng Xuyên, Vương Thiên Nhất dẫn dắt kỳ đàn, nhưng ông là kỳ thủ ưu tú, đã từng sáng tạo chiến tích huy hoàng của mình.
Không thể nghi ngờ cho tới bây giờ, con đường kỳ thủ Tôn Dũng Chinh rất đặc sắc, viên mãn. 39 tuổi đối với vận động viên cờ tướng mà nói chỉ có chút lớn thôi, mặc dù đã qua tuổi phơi phới nhưng Tôn Dũng Chinh trạng thái bảo trì tốt, ý chí chiến đấu sục sôi vẫn như cũ, đột nhiên tuyên bố nghỉ hưu, vẫn làm bao nhiêu người ta cảm thấy ngoài ý muốn, phải biết rằng tượng kỳ đặc cấp đại sư Liễu Đại Hoa 70 tuổi, tượng kỳ đặc cấp đại sư Triệu Quốc Vinh gần 60 tuổi, còn có Vu Ấu Hoa, Lữ Khâm bọn họ đều còn ở rong ruổi chiến trường! Thầm chúc cho Tôn Dũng Chinh sau này được thuận buồm xuôi gió.
Giới thiệu đến các bạn một ván đấu hay của Tôn Dũng Chinh trong giải giáp cấp lần thứ nhất năm 2003: Hứa Ngân Xuyên tiên bại Tôn Dũng Chinh.

Tuesday, November 13, 2018

Bình luận: Thượng Hải Tạ Tịnh Tiên bại Thẩm Quyến Triệu Hâm Hâm 2002

Thượng Hải Tạ Tịnh Tiên bại Thẩm Quyến Triệu Hâm Hâm 2002
Phi Tượng Cục đối Tả Pháo Quá Cung
Chơi ngày 3 tháng 4 năm 2002 tại Tế Nam
Giải Tượng kỳ Đoàn thể toàn quốc TQ
Vòng 2 giải Đoàn thể toàn quốc năm 2002, đội Thượng Hải gặp đội Thẩm Quyến. Tại bàn 1, Tạ Tịnh giao chiến với Triệu Hâm Hâm.
Dịch giả: Cố Thổ

1. T3.5 P8-4
Dùng khai cục Phi Tượng, Tạ Tịnh sử dụng thế trận quen thuộc của đội Thượng Hải, lộ rõ ý định giao đấu trung tàn, phi thắng tất hòa. Lấy Tả pháo quá cung đối lại là bố cục thịnh hành của bên đi Hậu, thế trận này đa biến, có thể tùy nghi công kích hoặc phòng ngự.
2. M2.3 M8.7
3. X1-2 C7.1
Đen tiến Chốt 7, tạo sự linh hoạt, đa biến cho trận hình. Nếu đổi lại X9-8, thì P2.4, C7.1, P2-3, Đỏ chiếm Tiên Thủ.
4. P2-1 T3.5
5. M8.9 M2.3
6. X9.1 .......


Đỏ khởi hoành xa, không bằng đi C7.1, chuẩn bị P8-7, lợi cho Xe cánh trái tham chiến.
6........ P2-1
7. X9-6 X1-2
8. P8-7 S4.5
9. C7.1..........


Đỏ tiến chốt khống chế mã là nước thuận tay, không khó hiểu. Dĩ nhiên, có thể đi X2.4 tương đối kín đáo hơn một chút.
9..........X2.7
Tiến xe tróc pháo, tạo sự rối loạn trong trận hình đối thủ, đây là nước hay.
10. X6.5 P1.4
11. P7.4...........
Đỏ Tiến pháo ăn chốt, mất Tiên ngay. Hiện tại có thể thấy sự bất lợi của nước tiến chốt 7 ở trên. (Nếu Đỏ đi X6-7, P1-3, X7-6, X2-3, Đen hơn quân).
11..........M7.6
12. X6/3 P1/1
13. C7.1.....
Nếu Đỏ đổi thành X6.2 bắt Mã, thì không thể dùng xe thủ nhà được.
13............P1-4
14. C7-6 X9.2!
Đưa chủ lực nhanh chóng xuất kích, là nước hay!
15. C5.1 X9-6
16. S6.5 X2/3
17. P1.4.............
Các nước trên, đôi bên ứng chiến trung cuộc chặt chẽ,.... Hiện tại Đỏ dùng pháo đánh chốt biên, chưa ngon lắm :D. Đỏ có thể thay bằng C6.1, M6/4, X2.6, vẫn có thể đánh được.
17...........X2-4
18. P1/1...........


Đỏ thoái pháo kiềm mã, nhìn có vẻ hung hãn, thực chất là làm lợi cho người. Có thể thay bằng X6-7, khai mở trận thế. Nếu Đen đi P4.3, M9/7, X4.1, P7-8, M3.2, X7.5, có thể lợi dụng song pháo để đánh tiếp...
18........... X4-3
19. X6-7 .........
Buộc đổi xe, không còn cách nào khác! Nếu định X6.1, M6.4, P1-7, T5.3, P7-8, X6.4, Đen đại ưu thế.
19........X3.2
20. M9.7 Pt-2
21. M7.8..........
Tình thế bên Đỏ đến đây chưa hẳn đã ở thế hạ phong. Tạ Tịnh sau hồi trầm tư suy nghĩ, không cam tâm phòng thủ, thúc Mã đối công. Đỏ có thể bỏ Chốt 5, đi C5.1 (M7/9, P2.2, Đỏ khó đi), C5.1, X2.4, P2.4, S5/6, M6.7, X2-8, Đỏ có thể đánh hòa.
21...........P2.4
22. S5/6 M6.7! (hình)


Như hình, Mã phải của Đen bị tróc, nếu Đen đi M3/2, Đỏ tiến xe 2.3 giữ chốt, Mã trái của Đen khó đi, lộ xe chưa thông, đôi bên đều có chỗ nghi kỵ. Nhưng Đen chớp thời cơ, bỏ mã tranh thế, lợi dụng uy lực của pháo đáy, tiến xe tróc mã, ăn tượng, thật là kiệt tác với khí thế kinh người của Triệu Hâm Hâm, một ngôi sao mới đã xuất hiện trên bầu trời cờ tướng.
23. M8.7..........
.... Đỏ đổi lại đí T5.7, X6.5, X2.2, M7/5, S4.5, X6-2, M8/6, C7.1, X2-1, Đỏ rơi vào hạ phong, khó đi.
23......... X6.5
24. S4.5......
Nước kém, đáng lẽ nên bay Tượng để phòng thủ thì hay hơn. Nếu Đỏ đi T5.7, X6-7, S4.5 vẫn có thể phòng thủ được.
24. .........X6-5
25. X2-4 M7/5
Đen không vội ăn mã, thoái mã dọa sát M5.4, đồng thời đề phòng Đỏ đi X4.2 đổi xe.
26. X4.3 X5-7
27. X4-5 M5.7
28. X5-8..........
Đỏ đổi thành M7/9, M7.5, S5.6, M5.7, Tg5.1 cũng không khác mấy.
28..........X7.2
29. S5/4 M7.5
Tiến mã ngọa tào dọa sát, Đỏ khó ứng phó, Đen thắng thế đã định.
30. X8.6 P4/2
31. X8/8........


Đỏ đổi thành Tg5.1, M5.3, Tg5-6, X7/1, S6.5, M3/4, M7.6, M4.6, Tg6.1, M6/5, Tg6-5, X7/1, S5.4, M5.3, Tg5-6, X7-6. Đen thắng.
31...........X7-6
32. Tg5.1 M5/4
33. M7.6 M4.6
34 Tg5.1 X6-4
35. X8.1 S5/4


Đỏ thua. Nếu Đỏ đi tiếp Tg5-4, X4-6, Tg4-5, X6-5, Tg5-4, X5/1, X8/2, M6.8, T7.5, X5-6 thành sát thế Hải để lao nguyệt.
Triệu Hâm Hâm ván này chiến thắng, giúp đội Thẩm Dương thắng đội Thượng Hải với tỷ số: 5-3.

Thursday, September 27, 2018

Mạnh Phồn Duệ - Ngôi sao mới của kỳ đàn Trung Quốc


Bảo Bảo bôi 2018 vừa kết thúc một cách viên mãn, nếu như các bạn nghĩ đến một kỳ thủ để lại ấn tượng sâu nhất thì người đó là ai? Theo người viết thì đó chính là Mạnh Phồn Duệ. Không sai, chính là tiểu kỳ thủ này, một thiếu nhi 10 tuổi. Trong lần tranh tài lần này, tiểu Mạnh đã thắng Vu Ấu Hoa cùng Liễu Đại Hoa, 2 vị đặc cấp đại sư, nhất thời danh tiếng vang dội, biểu hiện kinh diễm làm người ta phải nhìn với ánh mắt tỏa sáng.
Mười tuổi đã nhiều lần thu được quán quân
2015 Sang mậu bôi giải toàn quốc tượng kỳ nhi đồng lần 7 quán quân đinh tổ (7 tuổi); 2016, 2017 niên liên tục liên tục 2 năm đạt toàn quốc nghiệp dư kỳ vương trại nhi đồng tổ quán quân; 2017 Hà Bắc tượng kỳ thành tế tranh bá trại Thạch Gia Trang trạm nghiệp dư nam tử công khai tổ tỉ trại á quân (9 tuổi); 2017 toàn quốc tượng kỳ thiếu niên trại bính tổ quán quân.
Năm 2015 Mạnh Phồn Duệ bắt đầu cùng Diêm Văn Thanh đại sư học cờ. Diêm Văn Thanh đại sư cảm thấy đứa bé này cảm giác cờ tốt, phản ứng nhanh hơn nữa sau khi kết thúc ván cờ thường cùng người đối cuộc luận bàn. Diêm đại sư tiến hành phương pháp dạy cờ mới, không câu nệ với truyền thống khuôn sáo cũ, mặc dù đây là lựa chọn hiện tại của rất nhiều kỳ thủ chuyên nghiệp, ông nói: Loại phương thức này cũng có nguy hiểm, thông thường 2-3 năm sẽ không có thành tích gì, nhưng trên người tiểu Mạnh lại hoàn toàn tương phản, thành tích ngược lại tốt hơn.
Phụ mẫu mạnh mẽ ủng hộ tiểu Mạnh học cờ.
Hiện tại Mạnh Phồn Duệ ở cùng mẫu thân ở Thạch Gia trang, vừa học cờ vừa học tập. Cha mẹ tiểu Mạnh luôn tạo cho cậu điều kiện để có cơ sở vững chắc nhất.
Nói về kỳ đàn hiện tại, có vô số tiểu kỳ thủ, gồm: Tứ Xuyên Hứa Văn Chương, Hà Bắc Điền hà, Thượng Hải Hoa Thần Hạo, Quảng Đông Trình Vũ Đông, nhưng chân chính có thể leo đến đỉnh cao nhất của kỳ thủ vẫn là số rất ít, cờ tướng cần có sự rèn đúc, cần thiên phú, hy vọng Mạnh Phồn Duệ có thể đi rất xa, rất cao.
Giới thiệu đến các bạn ván đấu của tiểu Mạnh trong Bảo Bảo bôi 2018 lưỡng tiên thắng Chiết Giang đặc cấp đại sư Vu Ấu Hoa.

Thursday, April 12, 2018

Hà Bắc Miêu Lợi Minh tiên thua Giang Tô Trình Minh (2017)

Hà Bắc Miêu Lợi Minh tiên thua Giang Tô Trình Minh
Sự kiện: Giải cá nhân toàn Trung Quốc năm 2017
Vòng 2 (32 lấy 16 kỳ thủ)
Thời gian: 29/10/2017
Địa điểm: Thẩm Quyến
Bình luận: Mạnh Thần đại sư.
Lược dịch: Nguyễn Thanh Hiệp
Nguồn: Tạp chí Kỳ nghệ 01/2018



1.P2-5 M8.7 2.C3.1 X9-8
3.M2.3 P8-9 4.C7.1 P2-5
Đối chọi gay gắt. Một phương án khác ...C3.1, C7.1, X8.4, C7.1, X8-3, V7.9, X3/1 Sau đó đen M2.3 hoặc P2-4 đều có khả năng đối kháng.
5.M8.7 M2.3 6.X9-8 X1.1
7.X1.1 X1-4
Nếu như ...X8.4, X1-4, C7.1, X4.3, X1-4, P8.3, X8.2, C7.1, C3.1, P8-3, S6.5, P3.1 thì đỏ hơi ưu.
8.X1-4 X8.4
9.P8-9 …
Ổn định. Như X4.5, C3.1, X4-3, C3.1, X3.1, C3.1, C3.1, X8.4, M7/5, X8-6 Song phương đối công.
…C7.1
Có thể suy nghĩ C3.1, X8.4 (như X8.6, P5/1, X8-7, C7.1 đen có khả năng chiến đấu), X4.5, P5/1, X4-3, X4.1, C3.1, X8.4, M3.4, X8-3, X8/2 đen có khả năng đối kháng.
10.X4.3 X4.3
11.P5/1 X4.4 12.X8.8 C7.1
13.X4-3 M7.6 14.M3.4 P9-6
15.P5-3 …


Như hình trắng bình pháo là sót nước, đen lập tức bỏ tượng. Nên đổi đi thành X8/3, X8.1, X3-2, M6.8, M4/3 trắng vẫn tiên thủ.
…X4-6 16.P3.8 S6.5
17.P3-6 …
Bắt buộc, như M4/3, P6/1, X8/5, P5-7 đen ưu.
…X6/3 18.X3.5 S5/6
19.S6.5 M3/4 20.P9.4 X6-3
21.P9-5 P5.4 22.M7.5 X3.4
23.S5/6 M4.3


Trắng tiến mã tróc pháo là chính xác, như M6.5, X8-4 (lầm đi X3/1, X3-4, Tg-6, M5.3, Tg-5, X8-5, S4.5, X5.4, Tg-4, X5/5 đen thắng), M4.3, X4/1, M5.3, S4.5, Mt.4, S5/6, X8-4, X4.2, Tg.1, X4-7 đối công nhưng trắng nhanh hơn, có thể đỡ được.
24.X8-7 …
Bình xe tróc mã bại nhanh hơn, nên đổi thành V3.5, M6.5, V5/7, M3.5, X8.1, P6-4 trắng còn khả năng chống đỡ.
…M6.5
25.T3.5 X3-4 26.Tg5-6 M5.3
27.Tg6-5 X8-2
Đen thắng




Monday, March 26, 2018

[CBL] Đại sư giảng kỳ_大师讲棋·象棋卷


Một bộ sư tập những bài giảng rất quý báu của các đại sư cờ tướng Trung Quốc, bao gồm 127 bài, bao gồm:
1.Dương Quan Lân_12 cục_第一部分 杨官璘讲棋12局
2.Hoàng Thiếu Long 12 cục_第二部分:黄少龙讲棋12局
3.Lương Văn Bân 15 cục_第三部分 梁文斌讲棋15局
4.Lưu Điện Trung 10 cục_第四部分 刘殿中讲棋10局
5.Trần hiếu Khôn 18 cục_第五部分 陈孝堃讲棋18局
6.Thượng Uy 20 cục_第六部分 尚 威讲棋20局
7.Diêm văn Thanh 20 cục_第七部分 阎文清讲棋20局
8.Trương Cường 20 cục_第八部分 张 强讲棋20局

File dạng CBL sử dụng với phần mềm CCbridge.

Link tải: https://1drv.ms/u/s!Ahn0u3W56rSziXZPZWSsC28SLQvR

Tuesday, January 16, 2018

Ván cờ đưa Từ Siêu thành quán quân Trung Quốc năm 2017


Official: www.hieponly.com
Biên soạn: Nguyễn Thanh Hiệp
Từ năm 2012 Vương Thiên Nhất đăng quang ngôi vị quán quân, bước lên cấp bậc đỉnh phong, sánh vai cùng các cường giả siêu phàm nhập thánh khác. Từ đây anh trở thành một thế lực hùng mạnh, mở ra thời kỳ huy hoàng với chiến tích chói lọi. Được đánh giá là một kỳ vương kiêu dũng thiện chiến, công thủ toàn diện, nội hàm thâm hậu, kỳ phong chắc chắn mà tinh tế, cùng với 2 trấn môn chí bảo công pháp là Tiên nhân chỉ lộ và Phi tượng cuộc đã ngạo thị quần hùng, đại sát tứ phương. Các kỳ thủ đương đầu với anh dù level cao hay thấp cũng phải kinh hồn tán đởm, mặt ngoài tươi xanh nhưng trong lòng cũng phải "ah đù" một tiếng. Anh được gắn hỗn danh "Ngoại tinh lai khách" (Anh đến từ vì sao ^^) nổi tiếng với cách điều quân như hack map, trung tàn trâu bò, liên tục nằm top 1 server trong thời gian dài, đúng là làm cho người khác phải tán thán.
Giải cá nhân Trung Quốc năm 2017 Vương Thiên Nhất có cơ hội đăng quang lần 3 khi bước vào trận chung kết và đối thủ của anh là Từ Siêu.


Từ Siêu bước vào chung kết khi đã vượt qua hàng loạt kỳ vương, hảo thủ: Hoàng Hải Lâm là lớn tuổi nhất nhưng thực lực còn đang rất mạnh, Đại lực thần Kim Ba, Loạn chiến vương Hồng Trí, ngay cả Thân Bằng với lối công kích mạnh mẽ, chiêu pháp hung hãn cũng ngậm ngùi dừng bước. Riêng 3 vị kỳ vương Triệu Hâm Hâm, Tưởng Xuyên, Vương Thiên Nhất lực cờ chắc không cần bàn gì.
Trong trận kịch chiến này, liệu Vương Thiên Nhất sẽ bảo vệ thành công ngôi vô địch hay Từ Siêu lần đầu tiên lên ngôi quán quân, thế sự vô thường, thực là hươu chết về tay ai hãy còn chưa biết.
Sau hai trận cờ tiêu chuẩn với kết quả hòa, Từ Siêu may mắn bốc thăm tiên thủ mang theo ý chí quyết tử bước vào trận cờ nhanh, nói theo phong cách cổ nhân thì "Được, mất, thành, bại chính là lúc này" còn theo phong cách bóng đá thì "Bây giờ hoặc là không bao giờ!"




Từ Siêu cầm đỏ đi tiên cấp tấn trung binh sử dụng phi đao 17 năm trước khởi xướng thế công mãnh liệt. Trung cục tiên khí hậu đoạt (bỏ trước lấy sau) phế xe xảo diệu dùng tam tử xe, pháo, mã tuyệt sát Vương Thiên Nhất xe song pháo. Từ Siêu dũng mãnh đoạt chức quán quân, đây là chiến tích tuyệt với của anh sau Đại Kỳ thánh chiến tám năm trước, trở thành vị quán quân thứ 19 trong lịch sử, được tấn phong Đặc cấp đại sư.

Về phần Vương Thiên Nhất tuy có tiếc nuối nhưng không phải điều gì to lớn. Trong con đường kỳ nghệ đằng đẵng, thành bại chính là hành trang và động lực để bản thân vươn lên. Từ cổ chí kim, đâu thể lấy thắng thua mà luận anh hùng, phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi.

Thursday, January 4, 2018

Một ván tiên thủ phi tượng hay của Hứa Ngân Xuyên



Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên tiên thắng Thành Đô Lý Thiếu Canh
Sự kiện: Vòng 22 Giáp cấp liên tái 2017
Thời gian: 29/10/2016
Bố cục Phi tượng cục đối tả Quá cung pháo
Bình chú: Đại sư Triệu Tử Vũ.
Nguồn: Tạp chí kỳ nghệ 01/2017
Lược dịch: Nguyễn Thanh Hiệp

1.T3.5...
Tiên thủ phi tượng cục là bố cục Hứa tiên sinh rất tin tưởng sử dụng.
... P8-4 2.C7.1 M8.7
3.P2-4 X9-8 4.M2.3 M2.3
5.M8.7 X8.4 6.X1-2 X8-6
7.S4.5 C3.1 8.X2.4 C3.1
9.X2-7 M3.4 10.C3.1 C7.1
Song phương lấy phi tượng đối quá cung pháo bày trận, lúc này đen tiến tốt là cách đi có tính tiến thủ, một cách khác là T3.5, P8-9, P2-3, X9-8, C7.1, C9.1, X1.1, M7.6, P4.3, X7-6, P3-4, X6-5, C7.1, X5-3 thế cục bình ổn.
11.P8-9...(hình)


Trắng bình pháo ổn định, cũng có thể đổi đi P8.2, C7.1, M3.4, X6-9, M4.6, X9-4, P8-9, X1-2, P9-3, T7.5, X9-8 trắng chủ động.
... T3.5 12.C3.1 X6-7
13.M3.4 M4.6 14.X7-4 P2.4
Đen tiến pháo khiêu chiến, như đổi thành X7-2 thì cục diện hòa hoãn.
15.C1.1 P2-3 16.X9-8 X7-3
17.C9.1 S4.5 18.P4-3...
Bình pháo tạo uy hiếp, còn cách đi khác là M7.9, X1-4, M9.7, P4-3, P9.4, Pt-4, M7/6 bên trắng hơi ưu.
... M7.8
19.X4-2 X3-6 20.X8.4 P4.6
21.M7/9 P3/4 22.P3-2 M8/7
23.X2-6 X1-4 24.X6.5 S5/4
25.P9.4 P3-1 26.X8-6 P4-2
27.M9.8 X6-8 28.P2-4 S6.5
29.M8/6 P2-1 30.P9/5 P1.6
31.M6.7 P1-2 (hình)


Đen chiêu này không thỏa đáng vì pháo đã nhập sâu vào lòng địch không thể trở về phòng thủ nên đổi thành X8-3, P4-1, P1-2, C9.1, P2/5, C9.1, P2-3 tốt hơn cách đi thực chiến.
32.M7.8 X8-3
33.C9.1 X3/1 34.C9.1 P2/4
35.P4.6 Tg5-6 36.P4/2 X3.1
Không bằng đổi thành M7.6, P4-7, M6.4, P7-1, P2.5, T5.7, M4.6, P1-4, M6.8 đen còn có thể thủ vững.
37.P4/5 Tg6-5 38.X6-8 P2-1
39.X8-3 M7.6 40.P4-2 X3/1
41.X3-4...
Bình xe làm chậm thế công, có thể P2.7, C5.1, X3-4, X3-8, P2-1, S5/6 trắng ưu thế.
... M6/7 42.X4.2 M7.8
43.X4-1 P1-4 44.C1.1 M8.7
45.P2.8...
Nếu đổi thành P2.5, P4/1, P2.3, T7.9, X1-5 trắng ưu thế càng lớn.
... S5/6 46.X1-3 M7.9
47.T5/3 P4/1 48.X3/2 M9.8
Đến tận đây, bên đen mắt thấy mất quân tất bại, nên đó đẩy bàn nhận thua.





Friday, December 29, 2017

Cờ thua một nước, Lý Lai Quần tróc mã kinh điển cục

Không biết nghe ai nói qua nói như vậy: Tượng kỳ cao thủ trong lúc đó đấu cờ, thường thường chính là một nước cờ. Nghe qua thì không hiểu ý tứ của câu nói câu này, cứ hiểu theo lực cờ thì nếu người lực thấp đánh với lực cao hơn mình thông thường càng đánh sâu hay bị mất quân, cục diện bị động, hoặc cảm giác không còn quân để đi, từ đó thấy được tài nghệ của mình không bằng người. Bất quá, dần dà lực cờ được nâng lên, ta mới tổng kết lại mới phát hiện nguyên lai là ta có một nước cờ xuất hiện lỗ thủng mà bị đối phương với tay nắm lấy, lại từng bước khuếch trương đại ưu thế, từ từ dẫn đến thất bại.
Câu nói kia nói đơn giản chính là cờ thua một bước, mỗi khi ta mang theo quan niệm như vậy nhìn cao thủ đấu cờ hoặc xem lại đối cục, chung quy muốn một vấn đề, lúc này cục diện có hay không có sơ hở? Và bên kia làm sao để khai thác sơ hở này? Lâu ngày, mới phát hiện được lực cờ quả thực tăng lên không ít, đối với cuộc cờ cũng nhận thức ra có một khai niệm: Tượng kỳ so đấu chính là xem ai có sơ hở, hoặc là xem ai có thể trước bắt được sơ hở đối thủ!
Mang theo quan điểm như vậy, người biên tập tìm được một ván cờ do tượng kỳ đặc cấp đại sư Lý Lai Quần từng chơi: Lý Lai Quần tiên thủ đánh với tượng kỳ đại sư Triệu Khánh Các. Lý Lai Quần trung cuộc bắt được thiếu sót ở con mã của đối phương, liên tục vận dụng chiến thuật tróc quân, chiến thuật đổi quân, chiến thuật phế quân, cuối cùng hơn được một pháo một voi thủ thắng. Đây chính là ví dụ mẫu mực kinh điển của việc nắm bắt sơ hở đối phương, khuếch trương đại ưu thế cuối cùng thủ thắng.

1.C7.1 M8.7 2.P2-5 C7.1
3.M2.3 X9-8 4.M8.7 P2-5
5.X9-8...
Hình thành bố cục bán đồ liệt pháo.
... M2.3 6.X1-2 P8.4
7.S4.5 X1.1
Song phương từ tiến binh cục chuyển thành trung pháo thất binh đối đối hậu bổ liệt pháo. Đen bắt đầu hoành xe tương đối linh hoạt, nếu như đổi đi X1-2, P8.4, S4.5, M7.6, bên trắng tiên thủ.
8.M7.8 M7.6
9.M8.7 P5-7 10.P8-7 X1-8
Xe đen chuyển sang trái tương liên lẫn nhau, ý đồ tập trung binh lực ở cánh trái triển khai đối công, nhưng phe mình hà đầu mã cùng trung lộ còn không vững chắc, dễ trở thành điểm để đối phương áp chế, có vẻ hơi vội vàng xao động, không bằng đổi đi V7.5, càng có lợi cho cả công lẫn thủ.
11.X8.5...


Trắng dựa vào mã trên hà sở hở triển khai thủ đoạn.
... P8/2 12.C3.1...
Trắng nhân cơ hội thăng xe dọa mã mở rộng tiên thủ, hiện mã đen ở thế cô lập, lại đẩy tốt 3 thực hiện một màn công kích xảo diệu.
... T7.5
13.C3.1 T5.7 14.M3.4 P8-9
15.X2.8 X8.1 16.P5-1...
Bên đỏ bình biên pháo nhanh chóng mời đổi để tiêu trừ quân bảo hộ của mã, chiêu thức chặt chẽ tinh tế. Như đổi C1.1 thì X8.4 đen trở nên dễ đi.
... P9.3
17.T3.1 X8-6 18.P7-4 P7.1
19.X8-7...
Trắng bình xe tinh tế, không để đen có cơ hội thông suốt trận địa.
... M3/1 20.M7.8...


Trắng nhảy mã vào miệng xe, thủ đoạn tuyệt diệu. Trắng đã tính toán sau khi đổi quân có thể thắng dễ dàng.
... X6-2
Đi cách nào thì đen cũng mất quân bại thế.
21.X7-4 S4.5 22.X4-3 P7-8
23.X3-2
Bên trắng tróc chết pháo thắng


Monday, November 20, 2017

Tượng kỳ thiên tài - Hứa Văn Chương

HIEPONLY.COM - Biên tập: Nguyễn Thanh Hiệp
Không thể không nhìn nhận rằng bất luận môn thể thao nào liên quan đến trí tuệ đều cần "thiên phú". Cờ tướng cũng không ngoại lệ, rất nhiều bạn đánh cờ, yêu thích cờ, cũng thực chiến nhưng lực cờ thì không tiến bộ được. Nhưng có vài người, họ thiên phú dị bẩm, vượt qua giới hạn. Không nói đâu xa, Dương Quan Lân 5 tuổi đã nổi tiếng quê nhà, Lý Nghĩa Đình 12 tuổi học cờ, 20 tuổi liền trở thành toàn quốc quán quân! Không phục không được. Nói gần hơn, 15 tuổi Trịnh Duy Đồng đã đại biểu Tứ Xuyên đánh giáp cấp liên tái. Anh sinh năm 1994, đã lên ngôi quán quân năm 2014, 2015. Năm 2016 bị Vương Thiên Nhất đoạt ngôi quán quân, ngậm ngùi nằm vị trí á quân. Bọn họ đều là thiên tài cờ tướng. Họ đều là những người may mắn, làm cho người khác phải ao ước. Đây nhắc tới một thiên tài khác - Hứa Văn Chương.
Giới thiệu về Hứa Văn Chương:
- Sinh năm 2001 ở thành phố Trùng Khánh trong một gia đình nông dân bình thường, phụ mẫu đều học hết tiểu học. 4 tuổi bắt đầu tiếp xúc cờ tướng, tự học thành tài, 6 tuổi liền trở thành địa phương tiểu kỳ vương (hòa Dương Quân Lân trong một trận thi đấu). Năm 2009 quán quân giải cờ tướng thiếu niên toàn quốc (tổ 8 tuổi) trước 2 vòng. Năm 2013 đại biểu đội Nam Sung tham gia Tứ Xuyên thủ giới tượng kỳ nghiệp dư liên trại, lấy chiến tích bất bại dẫn dắt đội Nam Sung đoạt giải quán quân. Sau trận đấu, HLV Thành đô kỳ viện Tưởng Toàn Thắng từng nói: "Hứa Văn Chương thiên phú dị bẩm, học cờ nỗ lực, am hiểu công sát! So cùng Trịnh Duy Đồng lãnh tĩnh, nội liễm hoàn toàn bất đồng"

Monday, November 6, 2017

Tượng kỳ đại sư thành danh cục - Lưu Văn Triết


Biên tập: Nguyễn Thanh Hiệp
Lưu Văn Triết (刘文哲), một tượng kỳ đại sư nổi tiếng, được xưng là "Song thương tướng" sinh năm 1941, người Bắc Kinh. Sư phụ là danh kỳ Bắc Kinh Tạ Tiểu Nhiên. Năm 1956 quán quân giải thanh niên học sinh tám thành phố lớn lần 2. Năm 1957 á quân giải cờ tướng thành phố Bắc Kinh. Năm 1962 đoạt giải quán quân giải cờ tướng thành phố Bắc Kinh với chiến tích toàn thắng (giáp tổ), đại diện thành phố Bắc Kinh tham giai giải toàn quốc và đứng thứ 6. Năm 1963 chuyển sang chơi cờ vua. Lần lượt các năm 1978, 1980, 1982 ba lần đoạt chức quán quân. Năm 1985 được phong Tượng kỳ đại sư. Năm 1982 được phong Quốc tế tượng kỳ (cờ vua) quốc tế đại sư. Năm 1988 được tấn phong Quốc tế tượng kỳ đặc cấp đại sư.
Lưu Văn Triết năm 1961 tốt nghiệp trung học, năm 1962 đoạt giải quán quân giải cờ tướng thành phố Bắc Kinh với chiến tích toàn thắng (giáp tổ) sau đó tham gia giải toàn quốc. Lưu Văn Triết lần đầu tham tham gia, một đường quá quan trảm tướng chiến thắng Thượng Hải Chu Kiếm Thu, Tứ Xuyên Lưu Kiếm Thanh, Trần Tân Toàn, Chiết Giang Lưu Ức Từ, Quảng Đông Trần Bách Tường, Thái Phúc Như, Dương Quan Lân,...hơn 10 vị danh tướng đoạt được vị trí thứ 6.
Lưu Văn Triết kỳ phong dứt khoát hẳn hoi, chiêu thức thanh thoát, sát pháp lợi hại, có can đảm trong mạo hiểm mưu cầu thắng lợi, đối với Cổ phổ tàn cục rất có nghiên cứu, là một vị kỳ thủ ưu tú hiếm có.
Ông mất vì bệnh ngày 20/9/2011.
Cục này diễn ra ở vòng 5, Lưu Văn Triết hậu thủ ứng chiến Toàn quốc á quân Vương Gia Lương. Cục này Vương dùng chiến thuật hiếm thấy thời đó là "Pháo đả trung tốt" khơi mào chiến sự, Lưu ăn miếng trả miếng, lập tức vung pháo đánh tốt bắn tượng, bắt lại một nước tượng sơ hở của Vương, nhanh chóng phản kích, cướp đoạt thắng lợi.
Hắc Long Giang Vương Gia Lương (đỏ trước thua) Bắc Kinh Lưu Văn Triết
Giải cờ tướng toàn trung quốc năm 1962.
Ngày 08/11/1962
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 C7.1
3. X1-2 X9-8 4. C7.1 M2.3
5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1
7. M8.7 ...

Sunday, October 29, 2017

Tượng kỳ đại sư thành danh cuộc - Phó Quang Minh

Phó Quang Minh là một tượng kỳ đại sư trứ danh, sinh năm 1945 ở Bắc Kinh. Thời thiếu niên thích chơi cờ tướng, nhiều lần tham gia giải cờ Thành phố Bắc Kinh và có thành tích nhất định. Năm 1964 lần đầu tham giai giải toàn quốc và đứng thứ 7, năm 1979 đứng thứ tư trong giải toàn vận hội cá nhân, là thành viên chủ lực giúp đội đoạt được huy chương đồng trong giải đồng đội. Năm 1980 đạt giải 4 "Thượng hải bôi", năm 1982 được tấn phong tượng kỳ đại sư. Năm 1983 đạt giải 6 "Đôn Hoàng bôi" lần thứ nhất. Năm 1984 đạt hạng 3 giải An thị đại sư. Năm 1987 về với đội Hỏa xa đầu, tại giải đồng đội toàn quốc năm 1992 giúp đội đạt giải nhất, cùng năm đạt hạng 7 giải cá nhân. Phó kỳ phong tinh tế tỉ mỉ, dẻo dai mạnh mẽ, giỏi sử dụng thế trận không xe, được giới cờ gọi là "Mạn quốc thủ".


Đây là ván đấu vòng 15 (tổng cộng có 17 vòng) trong giải toàn quốc năm 1996, Phó quang Minh đối lão quán quân Dương Quan Lân. Phó Quang Minh lúc năm 19 tuổi, lần đầu tham gia trận đấu biểu hiện nổi bật, từng chiến thắng Quảng Đông Dương Quan Lân, Thái Phúc Như, Hồ Bắc Lý Nghĩa Đình, Tứ Xuyên Lưu Kiếm Thanh,...và các danh tướng khác, cuối cùng vì thua kém chỉ số phụ mà chỉ đứng thứ 7.
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 C3.1 4. M8.9 M2.3
5. X2.4 ...
Đen tiến tốt 3 là bình phong mã kiểu cũ (cổ điển) khảo nghiệm công lực tiểu Phó. Đỏ thăng xe tuần hà, ổn định chắc chắn. Cũng có thể chọn C3.1 sau đó có thể chọn bố cục ngũ lục, ngũ thất hoặc ngũ bát pháo.
... P8-9
Mời đổi xe để đơn giản hóa cục diện. Hiện tại phần nhiều đi T3.5; C7.1 S4.5; C7.1 T5.3; P8.4 C7.l đôi bên đều có công thủ.
6. X2.5 M7/8
7. P8-7 M8.7 8. X9-8 M3.4
9. X8.4 ...
Cũng có thể đi X8.6
.. P2-4 10. P5.4 ...
Pháo đánh trung tốt, bỏ trước lấy sau, mưu giành thực lợi. Cũng có thể đổi thành C3.1 S4.5; P7/1 đỏ tiên thủ.
... M7.5
11. P7-5 P4-5 12. P5.4 S4.5
13. C3.1 M4/3 14. P5/1 M3.5
15. C5.1 X1.2 16. X8.2 P5.2
17. C5.1 M5/6 18. M9/7 ...
Lùi mã thật linh hoạt đa biến. Nếu đổi M3.4 P9.4; M4.3 M6.7; X8-3 P9-7; X3-1 P7-1 song phương cân bằng.
... X1-7
19. T7.5 C7.1 20. M3.5 X7.1
21. X8.1 ...
Nếu đi X8.3 S5/4 phục nước M6.4 đỏ không được lợi lộc gì.
... P9.4 22. X8-7 ...(hình)


...T3.5
Đen bỏ tượng giữ tốt, có vẻ nóng lòng khiêu chiến. Đổi lại S5/4 ổn định hơn.
23. X7-5 C7.1 24. M5.3 P9-6
25. M3/5 X7-2 26. X5-3 M6.7
27. C5-4 P6-7 28. M5.3 X2.5
29. C4.1...
Đẩy tốt là chính xác, nhếu nhầm đi M7.6 thì M7.6 tróc xe bắt mã phục sát.
... M7/9
Như đổi thành M7.6; M3.2 P7-5; S4.5 X2-3; X3/3 (Nếu M2.3 Tg5-4 X3/3 X3-4 X4/3) đỏ ưu.
30. M3/5 P7-3
31. X3/6 P3-2 32. M5.4 P2/5
33. M4.6 P2-4 34. T5.7...
Lên tượng lộ tướng, giải thế xe mã bị kiềm chế, thủ đoạn thật tinh xảo.
... T7.5
Vô tình giúp xe đỏ thoát thân, nên đổi thành C3.1.
35. X3.6 M9/7
Nếu như đổi thành M9/8; X3-5 phục bình sang lộ 7 đen khó có thể ứng phó.
36. M7.5 X2-4
37. M6/4 X4/6 38. M4.2 M7/9
39. M5.3 Tg5-4 40. C4-5 P4-2
41. S6.5 T5/3 42. X3/2 P2.8
43. S5.6 T3.1 44. X3-5 P2/5
45. X5/2 X4.2 46. T7/5 ...
Song phương công thủ chặt chẽ, thể hiện công lực trung cuộc thâm hậu. Thú vị là qua 10 nước tốt 3 của đen không ăn uống được gì. Hiện tại đỏ thế trận nghiêm cẩn, hơi chiếm thượng phong.
... M9.8
47. C5.1 X4-5 48. X5-6 Tg4-5
49. X6.3 ...
Bỏ tốt, tiến xe ý đồ tróc pháo tranh tiên nhưng mất tốt thì về sau đen thoải mái hơn. Có thể đổi thành C5-6.
... X5/2 50. X6-8 X5.4
51. M3/4 X5-6 52. M4.2 X6-8
53. T5/7 Tg5-4 54. Ms/4 P2.2
55. M2.4
Đen tiến pháo là sai lầm nên đổi thành X8-6 đợi đỏ M4.2 thì X6-5 còn có khả năng đối kháng.
Đến đây mã đỏ nằm chân sĩ mượn soái trợ sát thật tuyệt diệu. Đen không còn cứu được đành buông cờ chịu thua.

Thursday, June 29, 2017

Trương Đăng Quế (quan nhà Nguyễn 03/12/1793 – 03/1865) thắng sứ thần nhà Thanh (Trung Hoa) trong 2 trận giao đấu cờ tướng tại hành cung Thăng Long (Hà Nội) năm 1842 và Kinh đô Phú Xuân (Huế) năm 1849.

Đả tự: Nguyễn Thanh Hiệp từ www.hieponly.com

Trương Đăng Quế sinh ngày 01/11 năm Quý Sửu (03/12/1793) tại làng Mỹ Khê huyện Bình Sơn (nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh), tỉnh Quãng Ngãi. Tiên tổ của ông người huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Lê Hy Tông thứ 10 (1622), tổ đời thứ 6 là Trương Đăng Tường và Nam, làm quan đến Cai quản, tước Nham Lĩnh bá. Nhân thế, ông Trường làm nhà ở làng Mỹ Khê. Trải qua 4 đời truyền nối làm quan, đến đời cha ông Quế là Trương Đăng Phác, làm tri phủ cho triều Tây Sơn. Vợ ông Phác là bà Đỗ Thị Thiết, sinh hạ được 8 người con (4 trai, 4 gái), trong đó Trương Đăng Quế là người con thứ 5.
Thuở nhỏ, Trương Đăng Quế có tiếng là văn hay. Năm 1901, khi ông lên 8 tuổi thì cha mất. Tuy nhiên, nhờ chăm học, năm Gia Long thứ 18 (Kỷ Mão, 1819), ông đỗ Hương tiến (tức Cử nhân, đây là học vị cao nhất lúc bấy giờ). Theo sử nhà Nguyễn thì ông chính là người “đầu tiên” ở Quảng Ngãi đạt học vị này.
Trương Đăng Quế tự: Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt hiệu: Quảng Khê; là danh thần trải 4 triều: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Trong 43 năm làm quan ông có 20 năm giữ trọng trách lớn (có 2 lần nhận di chiếu tôn phò vua mới). Ngoài ra, ông còn là nhà thơ, nhà sử học, danh thủ cờ tướng, là thầy học của vua Thiệu Trị và một số quý tộc nổi tiếng khác, trong đó có Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương.
Ông được chọn giao đấu cờ tướng với sứ thần nhà Thanh là Bảo Thanh tại hành cung Thăng Long vào năm 1842 (Thiệu Trị năm thứ 2).
Sau khi lên ngôi, Tự Đức phong ông là Công chính điện đại học sĩ, tấn phong tước Tuy Thạnh Quận Công. Năm Tự Đức thứ 2(1849), bắt đầu đặt viện Tập hiền, Trương Đăng Quế được cử làm Kinh diên giảng quan. Cũng vào năm ấy tại Kinh đô Phú Xuân (Huế) lại diễn ra trận giao đấu cờ tướng giữa Trương Đăng Quế và Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh.
Năm 1860, Trương Đăng Quế xin nghỉ hưu. Sau, Trương Đăng Quế còn dâng sớ mấy lần nữa, vua Tự Đức mới thuận cho ông về nghỉ hẳn tại quê nhà vào tháng 3 (âm lịch) năm 1863.
Sau đây là một số ván cờ điển hình của danh kỳ Trương Đăng Quế.

Ván 1: Trương Đăng Quế (tiên thắng) Bảo Thanh sứ thần nhà Thanh (Hành cung Thăng Long, Hà Nội, năm 1842)




Ván 2: Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh tiên bại Trương Đăng Quế (Kinh đô Phú Xuân, Huế, năm 1849)



Tháng 2 âm lịch năm Ất Sửu (1865), Trương Đăng Quế lâm bệnh nặng mất ở tuổi 72. Nghe tin, nhà vua cho nghỉ triều 3 ngày, truy tặng ông hàm Thái sư, ban tên thụy là Văn Lượng, cho khắc lên bia mộ dòng chữ: Lưỡng triều cố mệnh lương thần Trương Văn Lượng chi mộ (nghĩa là mộ của bề tôi giỏi chịu mệnh tiên đế phó thác qua hai triều là Trương Văn Lượng).
Chúng ta đã được chứng kiến ván cờ của vua Lê Hiến Tông thắng sứ thần nhà Minh cuối thế kỷ 15 (1499), giữ được quốc thể. Ba thế kỷ rưỡi sau đó ta lại được chứng kiến 2 ván cờ của Trương Đăng Quế, một vị quan xuất sắc của 4 đời vua Nguyễn, thắng sứ thần nhà Thanh ở giữa thế kỷ 19 (năm 1842 và 1849), giữ được thể diện nước nhà. Ông mất đi nhưng để lại cho đời sau 2 ván cờ bất hủ mà con cháu còn lưu giữ được, cùng với ván cờ của vua Lê hiến Tông, chúng đã trở thành 3 ván cờ tướng thi đấu quốc tế sớm nhất, có ý nghĩa nhất trong lịch sử cờ tướng Việt Nam.

Monday, May 29, 2017

[PDF-Scan đẹp] Kể chuyện cờ tướng - Quách Anh Tú, Phạm Tấn Hòa, Lê Thiên Vị


Scan bởi: Nguyễn Hồng Quân
Một quyển sách cờ rất có giá trị

Có một sự thật trong làng cờ tướng nước ta mà chúng ta phải buộc lòng thừa nhận. Đó là trong khi ở nước láng giềng Trung guốc có những chuyên gia, những học giả chuyên nghiên cứu về cờ. Hàng năm họ cho ra những quyển sách rất có giá trị đứng tên mình hẳn hoi chứ không phải là dịch hay trích dẫn rồi xào xáo lại. Đó là những công trình nghiêm túc, đầy sáng tạo, phát kiến và trách nhiệm, khiến cho hàng triệu độc giả tìm đọc, nghiên cứu và lĩnh hội để nâng cao hơn nữa trình độ của mình,tỷ dụ như quyển Phi Tượng Cục của Hồ Vinh Hoa, Tượng kỳ Hậu Vệ, Tượng kỳ Trung Phong, Tượng kỳ tiền phong của Vương Gia Lương,...thì ở nước ta có tới 99% sách cờ tướng hiện nay chỉ là bản dịch, sao chép, hay "thêm mắm thêm muối" mà thôi, thậm chí có người còn lược dịch sai cả nguyên tác !

Điều đó khiến cho sách cờ ở ta phần lớn là "sao y bản chính" chứ chưa có một nghiên cứu nghiêm túc xem đặc điểm độc đáo của lối chơi cờ của người Việt Nam ta như thế nào ? Giải thích xem do đâu mà một số kỳ thủ của ta giành thắng lợi tại các giải châu lục và thế giới. Hoặc ai đó nghiên cứu xem đã thật sự hình thành một trường phái cờ Việt Nam. Người nói có, người nói không Vậy nếu không có thì tại sao cờ Tướng Việt Nam lại đứng ở vị trí thứ nhì thế giới như hiện nay (sau Trung Quốc) ? Trong lúc các vùng lãnh thổ khác như Đài Loan, Hồng Công. Ma Cao ta đều có thể thắng, mà họ cũng chính là Trung quốc đấy thôi.

Monday, November 21, 2016

Đổng văn Uyên diệu khí song xa nhập cục trọng pháo sát vương

Đổng văn Uyên tiên thắng Chung Trân
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 C3.1 4. P8-7 M2.3
5. M8.9 M3.2 6. X2.6 P2.1
Cách đi lưu hành ở thập niên 30, kỳ thực là không tốt vì để cho mã lộ 7 mất căn. Nên đi V7.5 hoặc B1.1.
7. X9.1 C7.1 8. X2/2 T3.5
9. C3.1 S4.5 10. C3.1 T5.7
11. M3.4 M7.6
Vội vàng! Tuy có thể ngăn đỏ ăn tốt 5 nhưng lại làm xe pháo mất căn, cảm giác nguy hiểm rình rập thật khó chịu. Có thể đổi đi tượng 7 tiến 5, đỏ nếu mã bốn tiến năm, thì pháo 8 bình 9, còn không có gì đáng ngại.
12. M4.6 T7/5
Không bằng đi xe 1 bình 4, mã sáu tiến bảy, xe 4 tiến 7, mặc dù chỗ hạ phong nhưng vẫn tốt hơn.
13. X2-4 M6/7
Không bằng đi xe 1 bình 4, mã sáu tiến bảy, xe 4 tiến 7, mặc dù chỗ hạ phong nhưng vẫn tốt hơn.
14. X9-3 M7.8
15. X4.1 P8-6 16. P5.4 M8/6
Kém. Đi P2/1 phòng thủ tốt hơn.
17. X4-3 M2.1 18. P7-3 M6/8
19. Xt-2 P2.1 (hình)

Monday, November 14, 2016

"Á vương" Lư Huy ngũ thất pháo lực tỏa Kỳ đàn tổng tư lệnh Tạ hiệp Tốn

"Á vương" Lư Huy ngũ thất pháo lực tỏa Kỳ đàn tổng tư lệnh Tạ hiệp Tốn
Ván đấu diễn ra vào những năm đầu thế kỷ 20.
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 C3.1
3. M8.9 X9.1 4. P8-7...
Đen đi hoành xa hiếm thấy, phần nhiều đi X9-8. Đến đây tiên đã bày Ngũ thất pháo là sở trường của Lư Huy.
... X9-4
5. X9-8 C1.1
Tiến tốt làm trở ngại cho xe và mã cánh phải xuất động tham chiến. Nên đổi thành ngựa 2 tiến 1, xe 1 bình 2, thì thế cục tương đối sáng sủa hơn
6. X1-2 X4.3
Đổi thành tốt 1 tiến 1 tốt hơn
7. X2.6 X4-7 8. X8.4 ...
Thủ đoạn hay, khiến cho đen tiến xe ăn tốt, thì binh bảy tiến một mở rộng tiên thủ. (hình)

Friday, September 9, 2016

[PDF] Kỳ vương tranh bá phổ - 1 - Công Sĩ

Loại sách: Thể thao Bộ môn cờ
Dịch giả: Công Sĩ
Số trang: 214
Kích cỡ: 14x20cm
Nhà xuất bản: Phương Đông

Sunday, July 17, 2016

Con đường lên ngôi vô địch của ĐCĐS Tưởng Xuyên - Ván 1: Khai Loan Hách Kế Siêu tiên thua Bắc Kinh Tưởng Xuyên

Ván 1: Khai Loan Hách Kế Siêu tiên thua Bắc Kinh Tưởng Xuyên
(16.10.2010 tại Thạch Gia Trang)
Bình thuật: ĐCĐS Tưởng Xuyên
Trung pháo thất lộ mã đối bình phong mã song pháo quá hà

1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8

3. X1-2 M2.3

Dùng khuất đầu bình phong mã ứng chiến trung pháo là cách đối phó tôi tương đối yêu thích trong giai đoạn gần đây. Ngoài ra cũng có thể đổi thành B7.1 tiếp theo X2.6, M2.3, M8.7, B3.1, X9.1 hình thành biến trực hoành xe đối bình phong mã lưỡng đầu xà.
4. B7.1 B7.1 5. M8.7

Đối thủ của tôi, Đại sư Hách Kế Siêu sinh năm 1985, năm ngoái vừa được phong Đại sư, là một kỳ thủ tràn đầy nhuệ khí, tôi nhớ anh ta trước đây cầm tiên chơi với tôi kết quả đều là hòa. Nước này anh ta lên chính mã có ý đưa cục diện đi theo hướng phức tạp, tâm lý cầu thắng rất rõ ràng. Nếu cầu ổn lúc này có thể đổi thành X2.6 tiếp theo P8-9, X2-3, P9/1, M8.7, S4.5, M7.6, P9-7, X3-4, X8.5, P8.2, T3.5, P5-6, B3.1, B3.1, X8/1, B7.1, T5.3, P8-7, M3.4, P6.3, B7.1, P6.3, P7-4, P7-3, X8-7, T7.5, P2.1, X4/2, P2.2, M6.5, M7.5, X4-8, T3/5 hai bên bằng thế.
5. ... P2.4

Để cầu thắng tôi cũng lựa chọn cách chơi có tính đối kháng khá mạnh, nếu cầu ổn có thể đổi thành T3.5 hoặc T7.5.
6. B5.1 P8.4 7. X9.1

Tới đây hình thành biến trung pháo thất lộ mã đối bình phong mã song pháo quá hà. Lúc này Trắng cũng có thể đổi thành B5.1 tiếp theo Đen T3.5, B5-6, S4.5, S6.5 hai bên hình thành cuộc chiến kịch liệt khác.
7. ... P2-3 8. T7.9 X1-2

9. X9-6 P3-6

Lúc này bình pháo là cách đối phó tôi khá yêu thích, cũng có thể đổi thành X2.6 tiếp theo Trắng X6.6, T7.5, X6-7, S6.5, S4.5, P8/1! Đen thí quân có thế công.
10. B5.1 S6.5 11. M3.5 X2.6

Cục diện này đã xuất hiện trong ván tôi cầm hậu chơi với sát thủ hồng nhan Đặc cấp Đại sư Trương Quốc Phụng tại giải tinh anh tượng kỳ toàn quốc cúp Y Thái tổ chức hồi tháng 5 năm nay, lúc đó tôi chơi P6/1 tiếp theo B3.1, B5.1, B3.1, M7.5, B3-4, B5.1, P5.2, X2.7, X6-2, X8.4, X2.2, X8-6 hai bên bằng thế. Lần này tiểu Hách xuất trận với khí thế ngút trời, tôi nghĩ là anh ta chắc chắn đã có chuẩn bị trước, thế nên tôi quyết định biến chiêu trước.
12. M5.6 P8/2 (hình)
Nước này là tinh hoa của biến này.