Tuesday, November 27, 2018

40 CÂU NÓI NHẤT ĐỊNH PHẢI GĂM VÀO NÃO SUỐT ĐỜI!


1. Đừng bao giờ hối tiếc những gì đã xảy ra trong quá khứ, vì thời điểm ấy, đó chính xác là những gì bạn muốn.

2. Lo lắng chính là điều vô bổ nhất trên đời. Nó giống như việc bạn cầm một chiếc ô và chạy vòng vòng đợi trời mưa xuống.

3. Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn.

4. Bạn có thể nhớ “chẳng có niềm vui nào kéo dài được mãi”. Cũng đừng quên: Nỗi đau và thử thách cũng đều tuân theo quy luật này.

5. Người ta hay bảo: “Đẹp trai không bằng chai mặt”. Cố gắng hoài cuối cùng cũng sẽ được vì cứ đứa nào nhây đứa đó sẽ thắng.

6. Giống như hoa dại, hãy học cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, ngay cả khi người đời cho rằng bạn không thể.

7. Đừng nhầm lẫn tính cách tôi và thái độ tôi. Tính cách của tôi nói lên con người tôi, còn thái độ của tôi tùy thuộc vào con người bạn.

8. Đừng nghĩ có ước mơ thì sẽ thành công. Mà phải hiểu thành công còn cần nhiều hơn thế nữa mà cố gắng.

9. Đương nhiên không phải cứ cố gắng là sẽ thành công, nhiều lúc đem hết tất cả của bản thân ra rồi mà vẫn thất bại đấy thôi.

10. Nhưng cái chính là thất bại rồi đôi khi lại học được nhiều hơn cả thành công, bởi thất bại mới biết nên dừng, nên cố hơn ở điểm nào.

11. Mỗi chúng ta là một cá thể, không ai có thể giống ai được nên đừng bắt chước nhau làm gì vì ông trời cũng chẳng rảnh để tạo một mớ đồ chơi giống nhau.

12. Nếu người khác tôn trọng bạn, hãy tôn trọng họ. Nếu họ không tôn trọng bạn, vẫn cứ tôn trọng họ, đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn. Bởi lẽ, bạn chính là bạn chứ không phải là một ai khác.

13. Cuộc đời chỉ có một, vì thế hãy làm những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên người khiến bạn luôn mỉm cười.

14. Khi cuộc sống dồn bạn vào bước đường cùng, đừng hỏi: Tại sao là tôi? Mà hãy nói rằng: Cứ thử tôi đi!

15. Đừng bao giờ giao bí mật của bạn cho một ai, bởi vì tự bạn còn không giữ được thì còn trông mong vào ai?

16. Nếu như bạn mong đợi người đời sẽ tử tế với bạn chỉ vì bạn tử tế với họ, thì cũng giống như việc bạn trông chờ một con sư tử không ăn thịt mình chỉ vì mình không ăn thịt nó. Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy học cách thích ứng đi.

17. Nếu kẻ khác nói xấu bạn, phán xét bạn mặc dù không biết gì về bạn. Đừng buồn, hãy nhớ kỹ một điều: “Chó sủa khi gặp người lạ”

18. Đôi khi, không phải là một người đã thay đổi, chỉ là mặt nạ của họ đã rơi xuống mà thôi.

19. Nếu bạn luôn buồn phiền, hãy dùng hy vọng để chữa trị. Hạnh phúc lớn nhất của nhân loại chính là biết hy vọng.

20. Cuộc sống vẫn vậy nếu nó lấy đi thứ gì của bạn, thì thế nào nó cũng bù lại cho bạn thứ khác, chỉ có điều là bạn có chịu đi tìm hay không.

21. Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc. Hãy cười vì nó đã xảy ra.

22. Khi chúng ta mong ước cuộc đời không nghịch cảnh, hãy nhớ rằng cây sồi trở nên mạnh mẽ trong gió ngược, và kim cương hình thành dưới áp lực.

23. Người ta nói tình yêu quan trọng hơn tiền bạc, nhưng bạn đã bao giờ thử thanh toán hóa đơn với một cái ôm chưa?

24. Người không muốn tới đích, thì dù có khởi sự tốt cũng uổng công.

25. Lo lắng không làm cho điều tồi tệ ngừng xảy ra, mà nó chỉ làm cho những điều tốt lành ngưng lại.

26. Bạn hãy cười và cả thế gian sẽ cười với bạn, còn khóc bạn chỉ khóc trong cô đơn.

27. Mọi thứ tiêu cực, áp lực, thử thách đều là cơ hội để tôi vươn lên.

28. Khi cuộc đời đẩy bạn ngã xuống, hãy cố hạ cánh bằng lực. Bởi vì nếu bạn có thể nhìn lên, bạn có thể đứng dậy. Hãy để lý trí kéo bạn dậy.

29. Kẻ khốn cùng nhất trên thế giới này không phải là người không có một đồng xu dính túi, mà là kẻ không có nổi một ước mơ.

30. Ước mơ giống như loài chim cảm nhận buổi ban mai và khẽ cất tiếng hót khi trời vẫn còn tối.

31. Hãy cẩn thận với những gì bạn nói. Một khi đã nói ra, nó có thể được tha thứ nhưng không thể nào quên đi.

32. Khi con sóng cuộc đời ập đến và dòng chảy làm thuyền bạn lật. Đừng tốn nước mắt cho những điều đã qua, cứ an nhiên thả mình trôi theo sóng.

33. Mơ mộng về con người mà bạn mong muốn giống như là lãng phí con người thực chất của chính bạn.

34. Một khúc quanh trên đường, không phải là kết thúc con đường, trừ khi bạn không chịu rẽ.

35. Mỗi khi vấp ngã, tôi thường tự nhủ bản thân hãy nhanh chóng đứng dậy và đi tiếp.

36. Để trở thành một ngôi sao, bạn phải tự tỏa ánh sáng của riêng mình, đi theo con đường của riêng mình, và đừng lo lắng về bóng tối, bởi đó là khi sao sáng nhất.

37. Lý trí có thể mách bảo ta điều phải tránh, còn con tim sẽ chỉ cho ta biết điều phải làm.

38. Không có ngày mai nào lại không kết thúc, không có sự đau khổ nào lại không có lối ra.

39. Cách tốt nhất để thành công trong đời là hành động theo lời khuyên mà ta trao cho người khác.

40. Nếu bạn muốn biến những ước mơ của mình thành hiện thực, điều đầu tiên mà bạn cần phải làm là thức dậy.

Monday, November 26, 2018

Uông Dương: 13 năm hùng tâm không đổi

Tác giả: Quan kỳ bất ngữ
Lược dịch: Nguyễn Thanh Hiệp
Một cố sự động nhân luôn bắt đầu từ bi tình, một nhân tài trưởng thành muộn luôn có một đoạn đường khó quên. Tượng kỳ đặc cấp đại sư Uông Dương là một người như vậy, chuyện xưa của hắn đủ để cho người xem rơi lệ, người nghe động lòng, trải qua 13 năm cuối cùng đạt được ước muốn, tu thành chính quả. Suốt 13 năm mài kiếm, hùng tâm không đổi, quán quân giải cá nhân toàn Trung Quốc năm 2018 Uông Dương hãy như thế phát huy. Quán quân đâu phải là điểm kết thúc mà chính là một khởi đầu mới.
Nhắc lại một chút về giải cá nhân năm 2005:
Thời gian: 27/10 - 07/11/2005
Địa điểm: Sơn Tây
Giải cờ tướng cá nhân toàn Trung Quốc lần thứ 40
Kỳ thủ tham dự: Các vị quán quân Hồ Vinh Hoa, Hứa Ngân Xuyên, Lữ Khâm, Triệu Quốc Vinh, Đào Hán Minh; 19 vị đặc cấp đại sư; 26 đại sư là các kỳ thủ đỉnh cao thời điểm đó, trong đó bao gồm Uông Dương (21 tuổi).
Uông Dương lần này tham gia qua 6 vòng thắng Vương Dược Phi, Phan Chấn Ba, Thân Bằng, Đào Hán Minh, hòa Vạn Xuân Lâm, Liễu Đại Hoa, thành tích 4 thắng 2 hòa được 10 điểm xếp hành thứ nhất, hành trình có thể nói là thuận buồm xuôi gió. Nhưng mà lúc này, tâm tính Uông Dương bắt đầu nảy sinh biến hóa, từ vòng 7 đến vòng 10 lối đi cờ trở thành bảo thủ, nhất là lúc đối đầu với Tưởng Xuyên, Lý Hồng Gia đi cờ qua loa thành hòa. Kết thúc vòng 10, Uông được 10 điểm, như cũ dẫn đầu, vòng cuối chỉ cần hòa Hồng Trí liền trở thành quán quân. Áp lực tinh thần mạnh mẽ làm cho Uông không biết làm sao, tiên thủ đấu cùng Hồng Trí đi cờ không chuẩn, trăm ngàn chổ hở, chỉ ngắn ngủi 30 hiệp đã bị Hồng Trí công phá thành trì, bất đắt dĩ đẩy bàn nhận thua, cơ hội khó khăn có được lại dễ dàng trôi qua.


Lại nói đến năm 2006, Uông Dương vào tứ kết lại ngã xuống dưới đao Hứa Ngân Xuyên; Năm 2011 tám trận chiến 4 thắng 4 hòa vượt lên dẫn đầu nhưng lại bại với Hứa Ngân Xuyên, đứng thứ 3; Năm 2012 Uông chiến tích 4 thắng 7 hòa, bất bại, nhưng vì hòa nhiều hơn 1 bàn nên quán quân bị Vương Thiên Nhất cuỗm mất.
Bao nhiêu lần nỗ lực là bấy nhiêu lần hoài phí công lao, đảo mắt qua thì tên nhóc 21 tuổi đã trở thành đại thúc trung niên 34 tuổi. Bất quá năm 2018 Uông Dương đã đạt được ước muốn, đạt quán quân toàn quốc. Uông Dương đã dùng sự nổ lực không ngừng nghỉ để chứng minh chính mình. Lúc Trần Hoằng Thịnh bỏ cờ nhận thua, hắn đã khóc, nằm nghiêng trên ghế, khả năng hắn lại nghĩ chuyện 13 năm trước và lại nghĩ, nếu lần lần này thất bại trong gang tấc thì trong cuộc đời còn có chăng cơ hội...

Thursday, November 22, 2018

Uông Dương: Vị kỳ vương thứ 20 của Trung Quốc


Giải cá nhân từ năm 1956 đến nay đã kéo dài sáu mươi năm, là một chiến trường thực sự. Trước đây có Dương Quan Lân, Lý Nghĩa Đình, Hồ Vinh Hoa, Liễu Đại Hoa, Lý Lai Quần, Lữ Khâm, Từ Thiên Hồng, Triệu Quốc Vinh, Đào Hán Minh, Hứa Ngân Xuyên, Triệu Hâm Hâm, Vu Ấu Hoa, Hồng Trí, Tưởng Xuyên, Tôn Dũng Chinh, Vương Thiên Nhất, Tạ Tĩnh, Trịnh Duy Đồng, Từ Siêu, mười chín người đã leo lên ngôi vương giả, ngồi trên chí tôn bảo tọa.

Những năm gần đây, những kỳ thủ trẻ tuổi quật khởi rất nhanh, cộng thêm Hiệp hội cờ tướng Trung Quốc ra chủ trương cố gắng thực hiện cải cách, bảo đảm cho giải đấu luôn có sự kịch liệt, đẹp mắt. Giải cá nhân nam các giai đoạn đều có tính đào thải rất cao, thực sự bước vào kỷ nguyên mới. Nhóm kỳ vương thế hệ trước hầu như mất hút, thế hệ trẻ vươn lên làm chủ. Tám năm trở về đây các kỳ vương đều sinh năm 80 trở về sau, thậm chí là 90 là một minh chứng rõ ràng, trong 9 giải gần nhất đã có bảy quán quân ra đời.
Quả nhiên khi đại chiến bắt đầu, kình lực đã tỏa tứ phương, trò hay không ngừng. Các loại phi đao, diệu thủ liên tiếp xuất hiện. Trong giai đoạn này, đáng chú ý kỳ thủ chỉ xếp hạng 36 trên bảng anh hùng là Trần Hoằng Thịnh liên tiếp trảm tướng, phá Tôn Dũng Chinh, lại chém Vương Thiên Nhất, phục bắt Trịnh Duy Đồng, lại kích bại Triệu Hâm Hâm. Đặc biệt khi đối đầu với Vương Trịnh song tinh cùng Triệu thị thần kiếm có thể nói là cửu tử nhất sinh, nhưng tới thời khắc mấu chốt các đối thủ đều xuất hiện sai lầm, Trần qua cửa thập phần nguy hiểm.


Đối thủ của Trần, Uông Dương tuy không có nổi bật như Trần nhưng cũng liên tiếp đánh bại Vạn Xuân Lâm, Tạ Khuy, Hứa Quốc Nghĩa, lại liên tục bắt Hồng Trí, Tưởng Xuyên nhị vị cùng thế hệ ra về để đến trận chung kết.


Nói về lịch sử giao phong giữa Uông Dương và Trần Hoằng Thịnh thì Uông thắng 3 thua 1, trận gần đây nhất ở năm ngoái, Uông Dương tiên thủ thủ thắng Trần Hoằng Thịnh. Chiến tích ưu thế, thực lực Uông cũng được nhận xét là cao hơn. Kỳ thủ sinh năm 1984 nhiều lần đạt vị trí tốt trên bảng xạ thủ vương, đặc biệt năm 2005 khi mới 21 tuổi đã ở rất gần chức quán quân giải cá nhân, thời kỳ mà Tưởng Xuyên, Vương Thiên Nhất, Trịnh Duy Đồng còn chưa quật khởi, có thể nói là một nhân vật phong vân của kỳ đàn.
Trần Hoằng Thịnh sinh năm 1992, về thành tích tương đối khiêm tốn, không giành được nhiều vòng nguyệt quế trong các giải đấu lớn, xếp hạng ở vị trí 25 - 50, được 2515 điểm, tương đồng với Nữ tử đệ nhất kỳ thủ Đường Đan, kếm Vương Thiên Nhất 223 điểm. Nhưng Tôn Dũng Chinh, Vương Thiên Nhất, Trịnh Duy Đồng, Triệu Hâm Hâm là tại sao thua, Trần Hoằng Thịnh có thể một đường đi đến chung kết thì tự nhiên là anh phải có sự độc đáo riêng.
Do đó lần này chính diện giao phong, người nào có thể cao hơn một bậc, không thể nào đoán trước.

Trận chung cực quyết chiến "Bác thụy bôi" giải cá nhân cờ tướng toàn Trung Quốc diễn ra ngày 23/11/2018 tại Chiết Giang, Đặc cấp đại sư Khoái đao khách Uông Dương nắm cờ đỏ tiên thủ sử dụng xe song pháo mã, tứ tử tạo sát, sau 67 hiệp kích bại Trần Hoằng Thịnh, đoạt chức quán quân, trở thành kỳ vương thứ 20 của Trung Quốc. Như vậy Uông Dương là vị kỳ vương thứ 4 của Hồ Bắc sau Lý Nghĩa Đình, Liễu Đại Hoa, Hồng Trí.


Uông Dương hiện 34 tuổi, thực hiện được giấc mộng từ 13 năm về trước. Trần Hoằng Thịnh bị thua nhưng không đến nổi quá đau buồn, anh chỉ sinh năm 1992, cơ hội còn nhiều ở phía trước. Lần này, Trần đóng vai "Thanh đạo phu" (Người quét đường), Vương Thiên Nhất, Trịnh Duy Đồng, Triệu Hâm Hâm, Tôn Dũng Chinh đều bị hắn bắt, đáng tiếc cuối cùng thất bại trong gang tấc, còn kém một bước, thu được á quân.

Giải "Bác thụy bôi" 2018 cờ tướng cá nhân toàn quốc đã kết thúc và đây chắc chắc là một giải đấu khó quên.

(Lược theo Tượng kỳ vương tử)

Tuesday, November 13, 2018

Bình luận: Thượng Hải Tạ Tịnh Tiên bại Thẩm Quyến Triệu Hâm Hâm 2002

Thượng Hải Tạ Tịnh Tiên bại Thẩm Quyến Triệu Hâm Hâm 2002
Phi Tượng Cục đối Tả Pháo Quá Cung
Chơi ngày 3 tháng 4 năm 2002 tại Tế Nam
Giải Tượng kỳ Đoàn thể toàn quốc TQ
Vòng 2 giải Đoàn thể toàn quốc năm 2002, đội Thượng Hải gặp đội Thẩm Quyến. Tại bàn 1, Tạ Tịnh giao chiến với Triệu Hâm Hâm.
Dịch giả: Cố Thổ

1. T3.5 P8-4
Dùng khai cục Phi Tượng, Tạ Tịnh sử dụng thế trận quen thuộc của đội Thượng Hải, lộ rõ ý định giao đấu trung tàn, phi thắng tất hòa. Lấy Tả pháo quá cung đối lại là bố cục thịnh hành của bên đi Hậu, thế trận này đa biến, có thể tùy nghi công kích hoặc phòng ngự.
2. M2.3 M8.7
3. X1-2 C7.1
Đen tiến Chốt 7, tạo sự linh hoạt, đa biến cho trận hình. Nếu đổi lại X9-8, thì P2.4, C7.1, P2-3, Đỏ chiếm Tiên Thủ.
4. P2-1 T3.5
5. M8.9 M2.3
6. X9.1 .......


Đỏ khởi hoành xa, không bằng đi C7.1, chuẩn bị P8-7, lợi cho Xe cánh trái tham chiến.
6........ P2-1
7. X9-6 X1-2
8. P8-7 S4.5
9. C7.1..........


Đỏ tiến chốt khống chế mã là nước thuận tay, không khó hiểu. Dĩ nhiên, có thể đi X2.4 tương đối kín đáo hơn một chút.
9..........X2.7
Tiến xe tróc pháo, tạo sự rối loạn trong trận hình đối thủ, đây là nước hay.
10. X6.5 P1.4
11. P7.4...........
Đỏ Tiến pháo ăn chốt, mất Tiên ngay. Hiện tại có thể thấy sự bất lợi của nước tiến chốt 7 ở trên. (Nếu Đỏ đi X6-7, P1-3, X7-6, X2-3, Đen hơn quân).
11..........M7.6
12. X6/3 P1/1
13. C7.1.....
Nếu Đỏ đổi thành X6.2 bắt Mã, thì không thể dùng xe thủ nhà được.
13............P1-4
14. C7-6 X9.2!
Đưa chủ lực nhanh chóng xuất kích, là nước hay!
15. C5.1 X9-6
16. S6.5 X2/3
17. P1.4.............
Các nước trên, đôi bên ứng chiến trung cuộc chặt chẽ,.... Hiện tại Đỏ dùng pháo đánh chốt biên, chưa ngon lắm :D. Đỏ có thể thay bằng C6.1, M6/4, X2.6, vẫn có thể đánh được.
17...........X2-4
18. P1/1...........


Đỏ thoái pháo kiềm mã, nhìn có vẻ hung hãn, thực chất là làm lợi cho người. Có thể thay bằng X6-7, khai mở trận thế. Nếu Đen đi P4.3, M9/7, X4.1, P7-8, M3.2, X7.5, có thể lợi dụng song pháo để đánh tiếp...
18........... X4-3
19. X6-7 .........
Buộc đổi xe, không còn cách nào khác! Nếu định X6.1, M6.4, P1-7, T5.3, P7-8, X6.4, Đen đại ưu thế.
19........X3.2
20. M9.7 Pt-2
21. M7.8..........
Tình thế bên Đỏ đến đây chưa hẳn đã ở thế hạ phong. Tạ Tịnh sau hồi trầm tư suy nghĩ, không cam tâm phòng thủ, thúc Mã đối công. Đỏ có thể bỏ Chốt 5, đi C5.1 (M7/9, P2.2, Đỏ khó đi), C5.1, X2.4, P2.4, S5/6, M6.7, X2-8, Đỏ có thể đánh hòa.
21...........P2.4
22. S5/6 M6.7! (hình)


Như hình, Mã phải của Đen bị tróc, nếu Đen đi M3/2, Đỏ tiến xe 2.3 giữ chốt, Mã trái của Đen khó đi, lộ xe chưa thông, đôi bên đều có chỗ nghi kỵ. Nhưng Đen chớp thời cơ, bỏ mã tranh thế, lợi dụng uy lực của pháo đáy, tiến xe tróc mã, ăn tượng, thật là kiệt tác với khí thế kinh người của Triệu Hâm Hâm, một ngôi sao mới đã xuất hiện trên bầu trời cờ tướng.
23. M8.7..........
.... Đỏ đổi lại đí T5.7, X6.5, X2.2, M7/5, S4.5, X6-2, M8/6, C7.1, X2-1, Đỏ rơi vào hạ phong, khó đi.
23......... X6.5
24. S4.5......
Nước kém, đáng lẽ nên bay Tượng để phòng thủ thì hay hơn. Nếu Đỏ đi T5.7, X6-7, S4.5 vẫn có thể phòng thủ được.
24. .........X6-5
25. X2-4 M7/5
Đen không vội ăn mã, thoái mã dọa sát M5.4, đồng thời đề phòng Đỏ đi X4.2 đổi xe.
26. X4.3 X5-7
27. X4-5 M5.7
28. X5-8..........
Đỏ đổi thành M7/9, M7.5, S5.6, M5.7, Tg5.1 cũng không khác mấy.
28..........X7.2
29. S5/4 M7.5
Tiến mã ngọa tào dọa sát, Đỏ khó ứng phó, Đen thắng thế đã định.
30. X8.6 P4/2
31. X8/8........


Đỏ đổi thành Tg5.1, M5.3, Tg5-6, X7/1, S6.5, M3/4, M7.6, M4.6, Tg6.1, M6/5, Tg6-5, X7/1, S5.4, M5.3, Tg5-6, X7-6. Đen thắng.
31...........X7-6
32. Tg5.1 M5/4
33. M7.6 M4.6
34 Tg5.1 X6-4
35. X8.1 S5/4


Đỏ thua. Nếu Đỏ đi tiếp Tg5-4, X4-6, Tg4-5, X6-5, Tg5-4, X5/1, X8/2, M6.8, T7.5, X5-6 thành sát thế Hải để lao nguyệt.
Triệu Hâm Hâm ván này chiến thắng, giúp đội Thẩm Dương thắng đội Thượng Hải với tỷ số: 5-3.

Thursday, November 1, 2018

Các hệ số phụ thông dụng

CÁC HỆ SỐ PHỤ THÔNG DỤNG (nguồn liên đoàn cờ)
1. Hệ số Buchholz
Hệ số Buchholz thường được sử dụng cho các giải theo Hệ Thụy Sĩ. Về cơ bản, hệ số này là tổng điểm số của tất cả các đối thủ, trừ trường hợp ngoại lệ ở các ván không có thi đấu (miễn đấu, bỏ cuộc, không bốc thăm) đều được tính như một ván hòa. Ván hòa này không phụ thuộc với kết quả thực (1F-0F, 0F-1F hoặc 0F-0F).
Một ván miễn đấu cũng được tính như một ván hòa. Điều này cũng áp dụng tương tự cho tất cả các đấu thủ không có bốc thăm hoặc bỏ cuộc ở một hay nhiều ván đấu.
Ví dụ 1: Một đấu thủ có tổng điểm sau cùng là 5, trong đó có một ván miễn đấu. Như vậy khi cộng hệ số Bucholz cho đối phương của đấu thủ đó thì chỉ được cộng 4,5 điểm.
Ví dụ 2: Một đấu thủ thắng ở ván đầu, sau đó xin nghỉ suốt 8 ván còn lại. Như vậy khi cộng hệ số Bucholz cho đối phương thì sẽ được cộng: 1 điểm ở ván 1 + 0,5 nhân với 8 ván = 5
Cách tính điểm cho các ván miễn đấu trong hệ số Bucholz như trên là mặc định, trừ khi Ban tổ chức có quy định khác.
Hạn chế của hệ số Bucholz là khi đấu thủ gặp người quá yếu khiến hệ số bị thấp, do đó trong thực tế ở nhiều giải quốc tế hiện nay người ta thường quy định bỏ bớt từ 1 đến 2 người thấp nhất.
2. Hệ số Sonneborn-Berger
Hệ số Sonneborn-Berger thường áp dụng ở các giải theo thể thức vòng tròn. Là tổng điểm tất cả điểm số của các đối thủ được tính theo nguyên tắc sau:
– Lấy toàn bộ tổng điểm của đối thủ nếu thắng;
– Lấy một nửa tổng điểm của đối thủ nếu hòa;
– Không có điểm nào nếu thua.
3. Tổng điểm đối kháng trong nhóm các đấu thủ đồng điểm (Direct encounter):
Hệ số này áp dụng được trong tất cả các giải đấu. Căn cứ vào kết quả thi đấu với nhau giữa những đấu thủ có cùng điểm số, người có hệ số cao hơn sẽ được xếp trên.
Thông thường nếu như trong nhóm các đấu thủ đó có một người không gặp những người kia thì hệ số này không thể tính được. Tuy nhiên nếu có một đấu thủ thắng hết tất cả mọi người trong nhóm (dù có vài đối thủ trong nhóm chưa gặp nhau) thì đấu thủ đó vẫn được xếp nhất.
Ví dụ 1: Có 4 đấu thủ A, B, C, D bằng điểm nhau, trong đó A thắng B hòa C và D; B thắng A hòa C và D; C và D chưa gặp nhau. Hệ số này không được tính, chuyển qua hệ số phụ khác.
Ví dụ 2: Có 4 đấu thủ A, B, C, D bằng điểm nhau, trong đó A thắng B, C và D; B, C và D chưa gặp nhau. Vậy A sẽ xếp trên, B, C và D sẽ chuyển xếp theo hệ số phụ khác.
4. Hệ số lũy tiến (Progressive score):
Hệ số lũy tiến thường được sử dụng cho các giải phong trào hoặc các giải học sinh ở các trường thi đấu theo Hệ Thụy Sĩ. Hệ số lũy tiến được lấy từ tổng điểm của chính đấu thủ được tính hệ số, theo công thức qua từng ván như sau:
Điểm của ván đấu tính hệ số (tổng số ván đã thi đấu – thứ tự của ván đấu đang tính + 1)
Ví dụ. Giải đã đấu được 3 ván. Một đấu thủ có ván 1 thắng, ván 2 hòa và ván 3 thắng.
Hệ số được tính đến thời điểm 3 ván như sau:
Ván 1: 1 điểm (tổng 3 ván – 1 (tức là ván 1) + 1) = 3
Ván 2: 0,5 điểm (3 ván – 2 + 1) = 1
Ván 3: 1 điểm (3 – 3 + 1) = 1
Tổng hệ số lũy tiến bằng 3 + 1+ 1 = 5.

Khi các hệ số phụ bằng nhau, để giảm thiểu việc bốc thăm may mắn, Ban Tổ chức thường bổ sung thêm các hệ số phụ khác đơn giản hơn như số ván thắng, số ván đi Đen, ván thắng bằng quân Đen v.v…
Nhìn chung các hệ số phụ là một trong những giải pháp để xếp hạng khi các đấu thủ bằng điểm nhau trong một giải. Mỗi hệ số phụ đều có hạn chế riêng, do đó các Ban Tổ chức giải thường quy định phối hợp các loại hệ số với nhau và nếu còn thời gian thì nên tổ chức các ván cờ chớp để phân định thứ hạng.
Một kỳ thủ đi thi đấu được gọi là đấu thủ. Môn Cờ cũng được xem là một môn thể thao, do đó kỳ thủ cũng được gọi là vận động viên. Cũng như các môn thể thao khác, một vận động viên cần nắm rõ khả năng của mình, hành trình của mình và vị trí của mình đang ở đâu trong bảng xếp hạng tạm thời, từ đó có thể có những tính toán chiến lược, phân chia lượng vận động phù hợp v.v… để có thể đạt thành tích cao nhất. Chính vì vậy nên Hệ số phụ trong một giải đấu đều phải được công bố trước như mọi môn thể thao khác. Ở một số giải đấu tại các địa phương, các câu lạc bộ v.v… Ban Tổ chức thường cho bốc thăm chọn hệ số phụ sau khi kết thúc ván cuối vì mục đích chống “tiêu cực”; Như vậy vô tình đã biến giải đấu của mình và môn cờ trở thành một trò chơi may rủi, phi thể thao. Việc đặt vấn đề “tiêu cực” ngay từ trong cái nhìn đầu tiên của Ban Tổ chức chắc chắn cũng sẽ làm xấu đi hình ảnh của bộ môn cờ trong cái nhìn của cộng đồng. Muốn chống “tiêu cực” đòi hỏi phương pháp Trọng tài, khả năng của Ban Tổ chức, mà trên hết phải bắt nguồn từ chính bản thân các Lãnh đội, huấn luyện viên và vận động viên chứ không phải từ việc bốc thăm các hệ số phụ.